Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Ngành xi măng 2012 - Tâm điểm của những khó khăn

20/06/2012 2:43:39 PM

Năm 2012, Ngành xi măng trải qua hơn 5 tháng với đầy biến động. Có người bi quan nói: chưa tìm thấy tia sáng ở cuối đường hầm. Hỏi đâu cũng thấy vướng, thấy khó. Từ khi thành lập ngành, chưa bao giờ như lúc này, chúng ta phải đối mặt với những thách thức thực sự. Hơn lúc nào hết, những người có trách nhiệm ở từng cấp ngành đang vận dụng hết các giải pháp để tháo gỡ từng phần những những khó khăn hiện hữu không dễ vượt qua. Theo HHXM, giải pháp quan trọng nhất của toàn ngành là hợp tác duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, bao gồm tiêu thụ sản phẩm trong nước và hợp tác xuất khẩu clinker – xi măng.

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ xi măng 5 tháng đầu năm

Có thể nói, những khó khăn chung của nền kinh tế 5 tháng đầu năm 2012 đã ảnh hưởng nặng nề, nếu không muốn nói là đã tác động nghiêm trọng đến mọi hoạt động của ngành công nghiệp xi măng. Theo số liệu của Hiệp hội xi măng Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2012, sản xuất xi măng toàn ngành đạt khoảng 19 triệu tấn, giảm 16,80% so với cùng kỳ năm 2011 (22,2 triệu tấn). Về tiêu thụ xi măng toàn ngành cũng đạt khoảng 19 triệu tấn, giảm 7,8% (20,5 triệu tấn) so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy sản xuất và tiêu thụ xi măng đều giảm, nhưng ngược lại, năng lực sản xuất của toàn ngành (công suất thiết kế, sản lượng) lại tăng khoảng 10% so với năm 2011, do cao trào đầu tư xi măng đã được khởi động từ những năm gần đây.



Năm 2012, toàn ngành xi măng có công suất thiết kế khoảng 70 triệu tấn, sản lượng dự kiến đạt từ 60 đến 62 triệu tấn, trong khi đó: Nhu cầu tiêu thụ nội địa năm 2012 dự kiến khoảng  47- 48 triệu tấn; Phấn đấu xuất khẩu khoảng 7 – 8 triệu tấn, tổng cộng đạt 54  ÷  56 triệu tấn. Và như vậy, dự kiến dư thừa khoảng 6 triệu tấn.

Tình hình sản xuất thực tế ở các nhà máy trên cả nước có thể nói một cách bi quan là… khá bi đát. Kể cả các thương hiệu mạnh nhất và truyền thống như Hoàng Thạch, Nghi sơn, Chinfon… cũng gặp những trở ngại về thị trường. Đa số các nhà máy phía Bắc bán hàng chỉ đạt trên dưới 80% công suất. Thậm trí có nhà máy xi măng công suất lò nhỏ chỉ 2500 tấn clinker/ngày mà sản lượng tháng 5 chỉ đạt dưới 50%. Cán bộ nhân viên nhà máy ăn lương theo doanh số nên tháng đó bị tụt thảm hại, đời sống công nhân đã khó khăn từ trước lại càng khó khăn hơn.

Bên cạnh đó do không cân đối được dòng tiền trong sản xuất và tiêu thụ, chậm thu hồi được các khoản nợ trong bán hàng tại các dự án, công trình xây dựng, dẫn đến các nhà máy nợ đọng các nhà cung cấp nguyên nhiên vật liệu với những khoản nợ không nhỏ, có thể lên tới vài chục tỷ; như nợ nhà cung cấp than, dầu nhờn, vật liệu chịu lửa, vận tải… và cả nhà thầu khai thác mỏ.



Một số nhà máy quá khó khăn trong sản xuất, đã phải tính đến mua than với chất lượng kém hơn; thu hồi dầu nhờn khi thay thế từ các thiết bị để tiến hành tái sinh với mong muốn có thể sử dụng lại nhằm giảm chi phí; sử dụng các lốp cũ cho các phương tiện vận tải… Đây là điều hết sức tối kỵ, thể hiện sự yếu kém trong quản trị sản xuất các nhà máy xi măng, nên các doanh nghiệp phải hết sức cẩn thận. Nếu không tỉnh táo sẽ dẫn đến lợi bất cập hại và có thể các doanh nghiệp sẽ phải trả giá cho vấn đề này. Để giảm chi phí lương nhân công, một số nhà máy tính đến việc gộp các công đoạn sản xuất và phòng ban nhằm giảm số lượng phân xưởng (giảm số lãnh đạo). Thậm chí kỹ sư công nhân vận hành có thể phải kiêm nhiệm thêm phần việc của người khác nhưng lương không tăng. Điều này cũng gây nhiều bức xúc và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Hơn thế nữa, do thiếu vốn lưu động, các nhà máy vẫn phải tiếp tục đi vay ngân hàng, mặc dù điều kiện cho vay không đơn giản. Vay ngân hàng tại thời điểm khi thị trường ảm đạm, có lúc bán dưới giá thành, không có lãi, đẩy các DNXM đã lỗ ngày càng lỗ, nhất là các dự án đang đến chu kỳ trả nợ.

Xem xét các nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn nêu trên, qua tham khảo tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, chúng tôi thấy bao gồm 2 nhóm nguyên nhân căn bản như sau:

Nguyên nhân xuất phát từ yếu tố kinh tế vĩ mô: Theo đánh giá của HHXM, các nguyên nhân bao trùm dẫn đến tình trạng như hiện nay xuất phát từ những khó khăn chung của kinh tế  thế giới và trong nước:

Do thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tư công của Chính phủ (để đảm bảo các mục tiêu lớn hơn); do thị trường bất động sản đóng băng, do sức tiêu thụ của toàn bộ nền kinh tế giảm sút nên sức tiêu thụ xi măng cũng giảm theo.


Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, suy giảm, nhưng ngành xi măng những năm gần đây lại đầu tư quá mạnh và ồ ạt, công suất thiết kế và năng lực sản xuất tăng vượt cả nhu cầu, dẫn đến tình trạng dư thừa xi măng (vi phạm quy luật cung - cầu). Từ năm 2011 đến nay, ngành xi măng đã đẩy mạnh xuất khẩu clinker, xi măng, coi như một giải pháp tình thế để giải quyết một phần tình trạng dư thừa xi măng. Tuy nhiên giải pháp xuất khẩu cũng không phải là một giải pháp có hiệu quả kinh tế đối với xi măng Việt Nam. Dự báo, tình hình dư thừa xi măng còn tiếp tục xẩy ra trong những năm tới, nếu chúng ta không có những giải pháp quyết liệt, như kích cầu tiêu thụ xi măng, rà soát điều chỉnh lại quy hoạch đầu tư phát triển xi măng theo hướng giảm, giãn, hoãn hoặc ngừng hẳn một số dự án xi măng.

Nguyên nhân xuất phát từ yếu tố kinh tế vi mô và nội tại doanh nghiệp:

Theo các chuyên gia, thực tế vẫn có một số đơn vị có doanh số bán hàng khá tốt, nhất là các thương hiệu mạnh, liên doanh, các đơn vị tư nhân có khả năng quản trị kinh doanh tốt. Từ đó cho thấy, nhiều DNXM chưa tận dụng được các ưu thế sẵn có để tối ưu hóa bài toán sản xuất kinh doanh của mình.

- Các nhà đầu tư có chiến lược không rõ ràng. Trong thời gian qua có hiện tượng đầu tư theo phong trào. Không nghiên cứu kỹ thị trường và khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Bài toán đầu tư vẫn được xây dựng dựa trên những yếu tố kinh tế vĩ mô lý tưởng của những năm đầu thập kỷ 21, với những ưu đãi của Chính phủ, với thị trường đầu ra mênh mông. Khi đi vào đầu tư và kết thúc đầu tư, do tiến độ kéo dài và các yếu tố không lường trước như các chính sách và yếu tố thị trường biến động mạnh mẽ.

- Hàng loạt các nhà máy đi vào sản xuất trong thời gian gần đây, vận hành dây chuyền sản xuất còn nhiều bỡ ngỡ, chưa vào nề nếp; thương hiệu mới chưa kịp thâm nhập thị trường, lại gặp đúng lúc nền kinh tế đi xuống, bất động sản đóng băng nên hết sức khó khăn trong tiêu thụ, thâm nhập thị trường.

- Các nhà máy có yếu tố vốn nhà nước vẫn quen với cung cách cũ. Sản xuất và tiêu thụ một cách máy móc theo kế hoạch. Quản trị sản xuất ở các khâu vẫn để xảy ra thất thoát, lãng phí khá lớn. Nếu so sánh các chi phí đầu vào của một NMXM tư nhân và NMXM cổ phần nhà nước chi phối sẽ thấy sự chênh lệch không nhỏ của các khoản chi phí này. Từ khâu khai thác mỏ (giá của 1 tấn đá vôi, đá sét), nhập phụ gia (giá của quặng sắt, thạch cao, puzolan, bazan…), nhiên liệu (than, dầu…), vật tư, phụ tùng (vật liệu chịu lửa, dầu mỡ bôi trơn, bi đạn, tấm lót, băng tải cao su, săm lốp…)… giá của các nhà máy tư nhân thấp hơn rất nhiều (có loại sản phẩm tới 50%). Tỷ lệ hao hụt vật tư giữa 2 loại DNXM này cũng khá là đáng kể, trong đó DN tư nhân cũng thấp hơn nhiều. Mặc dù thương hiệu chưa tốt nhưng cơ chế bán hàng, mạng lưới phân phối, chính sách quảng cáo marketing chiếm lĩnh thị trường, chế độ hậu mãi… của một số DNXM tư nhân cũng hết sức linh hoạt, mềm dẻo. Với lý do trên, ở một góc độ nào đó, một số thương hiệu xi măng lớn cũng đang dần để mất thị phần, nếu không nhanh chóng hiệu chỉnh lại việc hạch toán, siết chặt lại công tác quản trị sản xuất kinh doanh.

Xác định tâm điểm của khó khăn

Trước tình hình trên, suốt trong thời gian qua, lãnh đạo Bộ Xây dựng, Hiệp hội xi măng, Hội VLXD… đã lắng nghe và xem xét những ý kiến từ các DNXM; và gần đây đã có những đề xuất thiết thực với Chính phủ, cần có những giải pháp cấp bách cho ngành này. Ngày 22/5/2012, Thường trực Hiệp hội xi măng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị đột xuất giữa các đơn vị lãnh đạo một số công ty xi măng chủ chốt trong và ngoài Hiệp hội để trao đổi bàn bạc nhằm nhìn ra những giải pháp để cùng nhau hợp tác, thống nhất hành động nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn khắc nghiệt này.



Theo đánh giá của Hiệp hội xi măng, khó khăn lớn nhất của toàn ngành là hợp tác duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, bao gồm tiêu thụ sản phẩm trong nước và hợp tác xuất khẩu clinker – xi măng.

Xác định rõ một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn là cung lớn hơn cầu trong xu thế giá đầu vào liên tục tăng. Cụ thể như:

-    Than từ năm 2011 đến nay đã tăng 170% .
-    Điện từ năm 2011 đến nay đã tăng 19%
-    Dầu từ năm 2011 đến nay đã tăng 40%.

Lãi suất ngân hàng quá cao, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ thay đổi, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng rất khó khăn đã làm cho tổng chi phí tài chính chiếm tới từ 25 tới 30% giá thành sản phẩm.

Than là nguồn năng lượng quan trọng đối với sản xuất xi măng, nhưng từ năm 2011 đến nay, than đã gây nhiều khó khăn cho xi măng. Cụ thể:

Than không chỉ tăng giá, lại còn hạ phẩm cấp, chất lượng than (tăng độ tro, độ ẩm, hạ nhiệt lượng v.v..) như vậy là tăng giá kép. Tại khu vực Tuyên Quang – Thái Nguyên, các nhà máy xi măng thuộc Vinacomin, TKV quản lý được cung cấp than với những điều kiện ưu ái hơn (nhận than tại mỏ gần nhà máy, được thanh toán chậm v.v…) so với các nhà máy xi măng ngoài ngành than, từ đó tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà máy xi măng trong cùng khu vực. Ở những khu vực khác điều kiện thanh toán ngặt nghèo, có những lúc TKV ký hợp đồng cung cấp không đủ than cũng gây khó khăn cho các nhà máy xi măng. Tài chính doanh nghiệp là một khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp xi măng. Từ năm 2011 đến nay các doanh nghiệp xi măng đều phải vay vốn ngân hàng với lãi suất 18-20%, cá biệt có trường hợp trên 20%. Thời điểm 2011, 2012 và một vài năm tới là đỉnh điểm của giai đoạn trả nợ vốn đầu tư. Trong khi đó, sản xuất tiêu thụ suy giảm, tiếp cận nguồn vốn khó khăn.

Phần lớn các doanh nghiệp xi măng từ đầu năm 2012 đến nay đều thua lỗ sản phẩm tồn đọng lớn, một số nhà máy đã ngừng một phần dây chuyền sản xuất, nguy cơ phá sản của một số doanh nghiệp xi măng là hiện hữu. Triển vọng tình hình sản xuất kinh doanh xi măng từ nay đến cuối năm chưa có nhiều chuyển biến tích cực.

Thời gian vừa qua do cung lớn hơn cầu, nên một số công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ bằng nhiêu hình thức khuyến mại như: thưởng xi măng hiện vật, hỗ trợ phí vận chuyển, giảm giá v.v… Trong xuất khẩu cũng có hiện tượng giảm giá không lành mạnh, chỉ tạo điều kiện cho khách hàng nước ngoài ép giá ta, gây thiệt hại chung cho toàn ngành.

Giải pháp nào vượt qua khó khăn

Tại Hội nghị trên, các đơn vị tham dự thống nhất xác định rõ: đã đến lúc các doanh nghiệp sản xuất xi măng cần trao đổi, bàn bạc, tìm phương thức hợp tác, bắt tay hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo văn hóa kinh doanh:  “Buôn có bạn, Bán có phường” để các bên cùng có lợi, cùng tồn tại, vượt qua khó khăn hiện nay và cùng phát triển trong thị trường cạnh tranh đầy cam go, khốc liệt này. Tại hội nghị các ý kiến thảo luận đã tập trung xung quanh một số vấn đề sau đây

Hợp tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để duy trì sản xuất ở mức hợp lý khoảng 80% công suất thiết kế.

Hợp tác đẩy mạnh xuất khẩu clinker và xi măng để năm 2012 đạt khoảng 7-8 triệu tấn với mức giá hợp lý. Xuất khẩu clinker với giá FOB ở mức 36 USD/T trong điều kiện giá đầu vào như hiện nay, đối với phần lớn các doanh nghiệp xi măng, là chưa đủ bù chi phí biến đổi. Vì vậy phải phấn đấu xuất ở mức giá FOB tối thiểu 40 USD/T mới hợp lý.

Ở mỗi khu vực các doanh nghiệp cần thống nhất cử ra một doanh nghiệp có đủ tiềm lực, uy tín thương trường làm “Doanh nghiệp dẫn dắt thị trường” để tạo dựng một thị trường có tổ chức.

Kiến nghị Nhà nước rà soát lại quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tình trạng dư thừa xi măng.

Tình hình khó khăn về tài chính và giải pháp tháo gỡ của các doanh nghiệp sản xuất xi măng.

Trước thực trạng nói trên của ngành, để tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng, Hiệp hội xi măng Việt Nam đã nhất trí kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội một số giải pháp sau đây:

1.Rà soát lại quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng theo QĐ 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 cho phù hợp với nhu cầu xi măng trong những năm sắp tới (từ nay đến 2015) để tránh tình trạng dư thừa xi măng.

2.Trước mắt, Quốc hội và Chính phủ có những tháo gỡ cụ thể giúp các doanh nghiệp xi măng giải quyết những khó khăn về tài chính như

- Giãn nợ các khoản vay nước ngoài, cơ cấu lại danh mục nợ.
- Khoanh nợ, lùi thời hạn trả nợ các khoản vay trong nước đã đến hạn
- Hạ lãi suất cho vay về mức hợp lý 10-12%/năm.
- Giảm thuế VAT xuống còn 5% như thời điểm 2008-2009.

Mặt khác, hơn lúc nào hết, các DNXM phải hết sức bình tĩnh xem xét đánh giá lại ‘sức khỏe’ của chính mình, nhìn thẳng vào sự thật. Nếu muốn DN vượt qua khó khăn hiện nay và thực sự phát triển một cách bền vững, cần có những động thái cải tổ mạnh mẽ, tinh chỉnh lại bộ máy sản xuất và hệ thống kinh doanh. Lúc này là lúc các thương hiệu xi măng khẳng định sức mạnh bền vững, các lãnh đạo thể hiện tài thao lược  chèo chống đưa doanh nghiệp xi măng vượt qua cơn bĩ cực này.

Ths Lương Xuân Tuân, Tạp chí VLXD tháng 6/2012

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?