Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin tức - Sự kiện

Ngành than càng khai thác xuống sâu, càng lỗ

17/01/2011 10:02:53 AM

Trước áp lực khai thác ngày càng xuống sâu, tăng đầu tư, chi phí; tỉ lệ khai thác lộ thiên giảm, khai thác hầm lò tăng, xuất khẩu ngày càng giảm, trong hầu hết các cuộc họp của ngành than gần đây, lo ngại về mất cân đối tài chính, đảm bảo việc làm cho hàng chục nghìn lao động ngành than được đặt ra hết sức bức thiết.

Nguy cơ thiếu thợ lò

Ông Lê Long - Phó GĐ phụ trách đầu tư XDCB Công ty than Thống Nhất - một trong những đơn vị khai thác than hầm lò của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: Cả 2 khu vực khai thác hầm lò của Công ty là Lộ Chí và Yên Ngựa đều đang ở mức âm từ 15-35m. Ở khu Yên Ngựa, hầu hết các đường lò mức -15m đều nằm trong vùng đã khai thác nên không thể nâng thêm được sản lượng. Khu Lộ Chí hiện đã khai thác ở mức -35m, muốn tăng thêm sản lượng, Công ty phải đồng thời triển khai dự án đầu tư xấp xỉ 1.500 tỉ đồng để xuống mức -140m. Khối lượng đầu tư lớn, khấu hao cao,  nhưng giá thành lại gần như không tăng. Thống Nhất  có mức lương bình quân thợ lò khoảng 7,1 triệu đồng/người/tháng, thấp hơn một số Cty khai thác lộ thiên. “Với đà này, chúng tôi khó lòng giữ được thợ lò, dù đã tìm hết cách đảm bảo đời sống cho người lao động” - ông nói. Theo Chủ tịch Công đoàn Cty Vũ Đình Bình - tình hình nhân lực của Thống Nhất đang gặp nhiều khó khăn. Số thợ lò tuyển vào hằng năm không đủ bù cho số lượng lao động đã đến tuổi nghỉ hưu. Nhiều lao động tạm tuyển, nhưng nếu có cơ hội kiếm việc làm khác thì họ cũng xin thôi việc.


Nếu chỉ sản xuất ít, lại không được tăng giá thì ngành than sẽ lỗ 5.800 tỉ đồng. Ảnh: T.L
 
Công ty than Nam Mẫu - một trong 2 đơn vị đầu tư cơ giới hóa đồng bộ của ngành than, nơi có mức lương thợ lò 9,8 triệu đồng/người/tháng, mức cao nhất lên tới 13 triệu đồng/người, thì trong 9 tháng đầu năm 2010 đã có tới 161 thợ lò xin thôi việc. Tuổi đời thợ lò ngày càng giảm, đến trên dưới 40 thì hầu hết thợ lò đều không thể làm việc trong điều kiện môi trường hầm lò chật hẹp, xuống sâu hàng trăm mét...

Càng khai thác, càng lỗ

Năm 2010, TKV đã kết thúc đầu tư và chuẩn bị đưa vào khai thác hàng loạt dự án nhằm nâng công suất các mỏ than hiện có như nâng cấp phần lò giếng mỏ than Vàng Danh; đầu tư nâng công suất lên 600.000 tấn/năm khu Tràng Khê 2, 3 - Công ty than Hồng Thái; mở rộng sản xuất Công ty than Mạo Khê lên 1,6 triệu tấn/năm... với tổng mức đầu tư khoảng 24.500 tỉ đồng. Ngoài ra, TKV tăng cường đầu tư trang bị lò chợ cơ giới hóa, lắp đặt và đưa vào sử dụng 30 hệ thống giám sát khí mỏ tự động tập trung ở 25 mỏ hầm lò, đảm bảo tất cả các mỏ hầm lò có khí mêtan (CH4) đều được kiểm soát bằng hệ thống cảnh báo tự động... Ông Trần Xuân Hoà - Tổng Giám đốc TKV khẳng định: Việc tăng sản lượng than ngày càng khó khăn do than lộ thiên giảm, từ năm 2010, TKV chủ yếu khai thác than hầm lò với tỉ lệ hầm lò trên tổng số than nguyên khai là 43%, đến 2015, tỉ lệ này sẽ lên tới 65%, tăng tới 20 triệu tấn than hầm lò trong vòng 5 năm. "Mới đây, dự định phát hành trái phiếu quốc tế 500 triệu USD tưởng đã suôn sẻ lại bị hoãn lại. Tỉ lệ than XK giảm (từ 43% năm 2010), xuống còn 5% năm 2015 là thách thức lớn” - ông nói. Trong khi đó, suất đầu tư ngày càng tăng. Để tăng sản lượng 1 triệu tấn than thì cần phải đầu tư khoảng 120 - 150 triệu USD. Đến năm 2015, phải tăng thêm khoảng 20 triệu tấn than hầm lò, thì phải cần tới 3 tỉ USD. Với sản lượng tổng cộng 55 triệu tấn than sạch, thì riêng khấu hao và lãi vay sẽ tăng thêm khoảng 11.400 tỉ đồng/năm, bình quân tăng khoảng 200.000đ/tấn than.

Tại hội nghị Bộ Công Thương tổ chức mới đây, ông Hoà khẩn thiết đề nghị Chính phủ cho cơ chế để tăng giá bán than cho sản xuất điện, ximăng và một số ngành khác tương đương giá XK. Theo tính toán, do phải bán dưới giá thành cho điện, TKV đang phải bù lỗ khoảng 3.000 tỉ đồng. Hiện giá than xuất khẩu lên tới 81USD/tấn, trong khi bán nội địa chỉ 27USD/tấn, bằng 1/3 giá XK. Ông Hoà kiến nghị Chính phủ cần cho TKV được bán than theo giá thị trường. “Nếu chỉ sản xuất ít, lại không được tăng giá thì ngành than sẽ lỗ 5.800 tỉ đồng, 30.000 lao động không có việc làm” - ông Hoà nói.

Theo ximangvietnam

 

Các tin khác:

Đoàn công tác của Bộ Xây dựng kiểm tra công tác Đầu tư XDCB tại Học viện Biên Phòng ()

Nghiệm thu đề tài "Điều tra, khảo sát xây dựng mô hình quản lý hiệu quả chất thải xây dựng tại các đô thị Việt Nam" ()

Viện trợ không hoàn lại 3 dự án xây dựng ở Việt Nam ()

Than sinh học – nguyên liệu hoàn hảo để sản xuất xi măng ()

400 tỷ đồng xây dựng khu dân cư mới ở Trà Vinh ()

Lễ khánh thành dây chuyền II xi măng Bút Sơn ()

Dự án căn hộ Green Hills, hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. ()

Thị trường BĐS phát triển nhanh nhưng không bền vững ()

Những khối nhà kì dị nhất thế giới ()

Vicostone - câu chuyện hội nhập ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?