Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Quy định pháp luật

Ngành khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Cấp phép theo qui hoạch, hạn chế tác động xấu tới môi trường

14/05/2012 3:45:26 PM

Theo Qui hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, 8 loại khoáng sản đã được quy hoạch gồm cao lanh (378 mỏ), đất sét trắng (27 mỏ), fenspat (85 mỏ), đất sét chịu lửa (9 mỏ), cát trắng (85 mỏ), đôlômít (82 mỏ), đá vôi (351 mỏ) và đá ốp lát (410 mỏ).

Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, quy hoạch này được phê duyệt lần đầu vào năm 2008 và được phê duyệt bổ sung vào năm 2012. Ngay sau khi được phê duyệt, Bộ Xây dựng đã phổ biến công khai, giúp cho việc quản lý, cấp phép tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng từ Trung ương đến địa phương đi vào nề nếp; hạn chế được hiện tượng khai thác trái phép, không phép tràn lan như giai đoạn trước năm 2008. Đặc biệt, các mỏ trước khi đưa vào qui hoạch đều có sự thống nhất của các ngành và địa phương liên quan, nên phần lớn các dự án khai thác mỏ đều không ảnh hưởng tới môi trường và cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử và an ninh quốc phòng, phù hợp với quy hoạch kinh tế xã hội chung cũng như của các địa phương.

Quy hoạch này còn giúp cho công tác quản lý, cấp phép thuận lợi, bảo vệ được tài nguyên khoáng sản, hạn chế sự chồng lấn của các qui hoạch thuộc lĩnh vực khác, nhất là tại các mỏ cát trắng ven biển thuộc các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bình Thuận, Khánh Hòa…

Sau khi có qui hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 104 Giấy phép cho các tổ chức cá nhân tiến hành thăm dò các mỏ làm vật liệu xây dựng - trong đó có 47 khu vực, dự án được cấp Giấy chép khai thác. Các tổ chức, cá nhân được cấp phép tiến hành thăm dò, khai thác tại  21 mỏ cao lanh, 33 mỏ fenspat, 14 mỏ đất sét trắng, 14 mỏ cát trắng, 1 mỏ đôlômít, 120 mỏ đá ốp lát trên phạm vi toàn quốc cơ bản theo đúng qui hoạch đã được phê duyệt. Cũng trên cơ sở qui hoạch, đã hình thành các khu, cụm công nghiệp khai thác, chế biến các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng tập trung, góp phần tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức cá nhân có năng lực đầu tư công nghệ khai thác hiện đại, chế biến tập trung, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế việc đầu tư dàn trải, lãng phí, gây ô nhiễm môi trường.

Tương tự như vậy, từ sau năm 2008 tới nay, 40 tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức nghiên cứu, lập, thẩm định và  ban hành qui hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Nhờ đó việc quản lý các loại khoáng sản này dần đi vào nề nếp, có sự cân đối cung cầu về nguyên liệu cũng như vật liệu trên địa bàn; vừa khai thác được tiềm năng, thế mạnh tại chỗ, hạn chế những lĩnh vực không nên phát triển và có chính sách, đầu tư cho việc bảo vệ môi trường phù hợp.

Công tác này trước năm 2008 chưa được các địa phương quan tâm đúng mức, nên việc cấp phép, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản còn nhiều tác động xấu đến môi trường và sử dụng tài nguyên kém hiệu quả. Do chưa có quy hoạch phân vùng các khu vực được cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến, nên các địa phương cũng không có tiêu chí để cấp phép. Dẫn đến tình trạng các mỏ khoáng sản lớn bị chia thành các khu vực có diện tích nhỏ để cấp phép. Nhiều tổ chức, cá nhân không có năng lực vẫn được cấp phép hoạt động khoáng sản, gây lãng phí tài nguyên. Có nơi khoáng sản bị khai thác bừa bãi, tàn phá cảnh quan, làm mất trật tự, an toàn, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Tuy nhiên, để công tác thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng đạt hiệu quả cao, không tác động xấu tới môi trường, cần khắc phục những mặt hạn chế, tồn tại. Trong đó có việc một số địa phương đã qui hoạch cấp phép các chủng loại khoáng sản thuộc thẩm quyền của Trung ương để hợp thức hóa các khu vực khoáng sản tỉnh đã cấp phép (như mỏ Tràng Thạch ở Phú Thọ, đá ốp lát tại Thanh Hóa, Nghệ An…). Hoặc công tác thăm dò theo chiều sâu thân quặng chưa triệt để, nên việc đánh giá trữ lượng khoáng sản còn hạn chế, không khai thác hết trữ lượng, gây lãng phí tài nguyên.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường


 

Các tin khác:

Quyết liệt triển khai VLXD không nung ()

Tăng cường sử dụng VLXD không nung ()

Bổ sung quy hoạch thăm dò, sử dụng khoáng sản làm VLXD đến năm 2020 ()

Việc cấp phép với từng dự án khai thác đá hoa phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận ()

Sắp thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản ()

Dự án xi măng 1.300 tỷ cũng bị xem thường ()

Đề nghị thông qua Luật Đô thị vào kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII. ()

Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản sẽ quy về một mối ()

Tạm dừng cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản trên cả nước ()

Tạm dừng cấp phép thăm dò, khai thác titan tại Bình Thuận ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?