Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Phú Thọ: Tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản

08/06/2015 5:04:28 PM

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về khoáng sản là yêu cầu khách quan, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm siết chặt hoạt động này.


Khai trường khai thác đá tại mỏ đá Nhà Xe của Công ty Cổ phần xây dựng và khai thác đá Mỹ Lung, xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập.


Tính đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh có 130 điểm mỏ được cấp phép khai thác khoáng sản. Trong đó có 97 mỏ đang hoạt động, 11 mỏ chưa hoạt động và 22 mỏ phải tạm dừng hoạt động do hết hạn giấy phép hoặc chờ phê duyệt trữ lượng nâng cấp đối với các mỏ cấp trước ngày 1/7/2011. Các loại khoáng sản đang được khai thác trên địa bàn tỉnh gồm cao lanh - felspat, khoáng chất công nghiệp, sắt, đá xây dựng, đá xi măng, sét gạch ngói, cát sỏi lòng sông. Qua điều tra cho thấy hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản cao lanh - felspat, đá xây dựng, đá xi măng đều đạt sản lượng cấp phép. Các khoáng sản còn lại chỉ đạt trên dưới 50% sản lượng cấp phép, riêng quặng sắt đạt chưa đến 10%.

Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn, tồn tại như: Các tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không có cán bộ chuyên môn sâu nên việc kiểm tra, giám sát các quá trình thi công của đơn vị tư vấn còn nhiều hạn chế. Đối với các giấy phép khai thác được cấp trước ngày 1/7/2011 có kết quả sai khác khá nhiều so với kết quả khảo sát dùng để lập dự án đầu tư ban đầu nên hầu như phải điều chỉnh các nội dung giấy phép khai thác mới phù hợp với trữ lượng thực tế. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, doanh nghiệp vi phạm các quy định trong khai thác vẫn xảy ra  gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến giao thông, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Mặt khác, các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và chấp hành tốt công tác bảo vệ môi trường trong khu vực khai thác nên ảnh hưởng bụi, tiếng ồn, nguồn nước tới nhiều hộ dân.

Để khắc phục những tồn tại trong khai thác khoáng sản, các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng trên, đưa hoạt động khai thác khoáng sản trở về nền nếp. Công tác phối hợp tham mưu, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện tại địa phương đã được quan tâm. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản được triển khai bằng nhiều hình thức như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức tập huấn tập trung cho đại diện các sở, ngành, 13 huyện, thành, thị và toàn bộ các doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Việc tiếp nhận, thẩm định cấp phép hoạt động khoáng sản cũng được quy định và thực hiện chặt chẽ hơn. Cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản đều có ý kiến thỏa thuận của các sở, ngành, các cấp, của địa phương nơi có mỏ và được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương. Đặc biệt đối với những dự án sử dụng diện tích đất trên 10ha đều thông qua ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy.

Cùng với đó, việc tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản và công tác thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh. Ông Hoàng Như Lô - Trưởng phòng Quản lý Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra trong hoạt động khai thác khoáng sản giữa các sở, ngành, các cấp để cùng nắm bắt tình hình, theo dõi để có biện pháp xử lý kịp thời đã phát huy tác dụng. Việc phối hợp này tránh tình trạng chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra, đồng thời chấn chỉnh, hướng dẫn các đơn vị hoạt động theo đúng quy định, có hiệu quả”.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp tổ chức nhiều đợt kiểm tra như: Kiểm tra an toàn kho vật liệu nổ công nghiệp tại các mỏ đá, kiểm tra hoạt động khai thác cát, sỏi trên các sông Lô, sông Đà, sông Hồng, sông Bứa của các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép; kiểm tra khai thác trái phép cao lanh ở Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thanh Ba; khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép tại các huyện Phù Ninh, Việt Trì, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tam Nông. Năm 2014, Sở Xây dựng chủ trì kiểm tra 39 cơ sở sản xuất, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Sở Công thương chủ trì kiểm tra công tác bảo quản vật liệu nổ công nghiệp đối với 19 kho vật liệu nổ trong tổng số 43 kho vật liệu nổ của các đơn vị sử dụng vật liệu nổ phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản. Công an tỉnh chủ trì kiểm tra xử lý vi phạm hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Trong năm vừa qua, thanh tra Sở TN&MT xử phạt theo thẩm quyền các hành vi vi phạm với tổng số tiền là 204 triệu đồng. UBND tỉnh quyết định xử phạt các vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động khoáng sản với tổng số tiền 3,2 tỷ đồng.

Thời điểm giữa năm 2014, khi hoạt động khai thác trái phép cát, sỏi sông Lô thuộc huyện Đoan Hùng và Phù Ninh có dấu hiệu gia tăng, các ngành, các cấp đã cùng phối hợp để ngăn chặn, xử lý. Công an tỉnh đã thành lập tổ công tác thường xuyên tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự trên sông Lô; Sở Giao thông Vận tải đã tổ chức cắm biển cấm dừng, cấm đỗ đối với các phương tiện thủy tại các khu vực tiềm ẩn tình trạng khai thác trái phép; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu và triển khai chỉ đạo thi công kè chân đê các khu vực xung yếu; UBND huyện Đoan Hùng đã thành lập tổ kiểm tra liên ngành của huyện để kịp thời tổ chức kiểm tra các đối tượng khai thác trái phép; UBND huyện Phù Ninh đã thành lập chốt an ninh tại các xã thường có tình trạng khai thác trái phép để ứng trực, phát hiện và báo cáo kịp thời các cơ quan chức năng xử lý.

Đối với UBND cấp huyện, cấp xã tăng cường phát hiện, kiểm tra xử lý, đề xuất xử lý nhiều hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản theo thẩm quyền. Nhiều huyện, xã phối hợp tốt với khu dân cư và người dân nên đã quản lý tốt tài nguyên khoáng sản. Tại huyện Hạ Hòa, huyện tăng cường kiểm tra việc sử dụng đất đai của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp lợi dụng san nền, đắp nền để tận thu khoáng sản. Các xã trong huyện tuyên truyền đến khu dân cư, nâng cao ý thức người dân để phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi thăm dò, khai thác, chế biến, thu mua, vận chuyển khoáng sản không phép, trái phép ngay từ cơ sở. Tại xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn đã phát huy tốt vai trò giám sát của nhân dân trong hoạt động khai thác cát, sỏi nên hiện tượng khai thác trái phép, khai thác không đúng thiết kế được ngăn chặn. Từ năm 2010, trên địa bàn xã có hai công ty được cấp phép khai thác cát trên sông Bứa. Chính quyền và người dân cùng giám sát hoạt động khai thác, phía công ty ký biên bản cam kết khai thác theo đúng chỉ giới, mốc giới. UBND xã cũng yêu cầu trưởng các khu dân cư cùng nhân dân khu Gai, khu Tranh, khu Tam Sơn 1, Tam Sơn 2 tham gia giám sát hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông Bứa. Nhờ phát huy vai trò giám sát của khu dân cư và các hộ dân nên Công ty đã chấp hành nghiêm túc quy định đã cam kết, vì vậy hoạt động khai thác cát sỏi không ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của người dân.

Tuy các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực để đưa hoạt động khai thác khoáng sản vào nền nếp nhưng trên thực tế vẫn có hiện tượng khai thác trái phép và một số doanh nghiệp được cấp phép khai thác đã không tuân thủ theo quy trình, quy phạm và thiết kế khai thác mỏ đã được các cơ quan thẩm định, phê duyệt. Những giải pháp của các cấp, các ngành cùng với sự vào cuộc, quản lý sát sao của chính quyền địa phương và sự giám sát của người dân tin tưởng rằng những vi phạm trong khai thác khoáng sản sẽ được giảm thiểu đến mức tối đa trong thời gian tới.

Bích Ngọc (TH)

 

Các tin khác:

Vật liệu và công nghệ xây dựng gắn với phát triển bền vững ()

Thủ tướng chỉ thị tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản ()

Nhà nổi bằng vật liệu tái chế ()

Xi măng Hoàng Thạch: Sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường ()

Quảng Ninh tăng cường quản lý khai thác khoáng sản ()

Xi măng Chinfon áp dụng Hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp ()

Tăng cường năng lực xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất xi măng tại Việt Nam ()

Phát triển Đô thị sinh thái và Ứng dụng công nghệ Giảm thải Carbon ()

Hải Phòng: Siết chặt quản lý hoạt động khai thác cát ()

Đề nghị tăng mức phí bảo vệ môi trường với khoáng sản làm vật liệu xây dựng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?