Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Ngành công nghiệp xi măng hướng tới sản xuất "xanh"

26/12/2013 11:14:02 AM

Với những cải tiến tích cực trong lĩnh vực sản xuất xi măng hiện nay, ngành công nghiệp vốn mang đến rất nhiều nguy hại cho môi trường đang bắt tay cùng với các ngành sản xuất khác hướng đến sự “xanh” trên trái đất.

Sản xuất xi-măng luôn đi kèm với sự tiêu hao năng lượng điện và than, không chỉ thế còn thải ra khối lượng  khói bụi khổng lồ vào môi trường sống. Sự ô nhiễm do quá trình sản xuất xi-măng đang buộc người ta phải có những thay đổi tích cực  mà mục tiêu không gì khác là bảo vệ môi trường.

Kẻ thù với môi trường


Quá trình sản xuất xi-măng đồng thời thải ra khói bụi, các chất thải độc hại khác. Tất cả các lò xi-măng khi hoạt động đã thải ra khoảng 5% khí thải Cacbonic trên toàn thế giới. Lượng khí thải này gấp đôi lượng thải ra từ các động cơ phản lực của toàn bộ ngành hàng không dân dụng. Vì lẽ đó, sản xuất xi-măng trở thành thủ phạm lớn nhất gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính trên trái đất. Để sản xuất ra 1 tấn xi-măng sẽ có 770kg C02 bị đổ vào không khí sau những công đoạn nung nguyên liệu.

 
Sản xuất xi măng gây nhiều độc hại đến môi trường (Nguồn:internet)

Không chỉ thế, đây còn quy trình sản xuất lãng phí nhiên liệu và năng lượng đáng kể.đế sản xuất 1 tấn xi-măng sẽ tiêu hao 100kw giờ điện. Quá trình nung nguyên liệu với nhiệt độ cao sẽ sử dụng than đá là chủ yếu- là loại nhiên liệu hóa thạch có hại với môi trường. Nhiêt độ của khí thải ở mức khá cao 250-370 độc tùy thuộc từng công đoạn, nhưng đó là lượng nhiệt không được tận dụng và trở nên vô ích.

Xi-măng là loại vật liệu xây dựng không thể thiếu được trong các công trình trên hành tinh chúng ta. Thế nhưng quá trình sản xuất nó lại mang đến nhiều bất lợi cho chính cuộc sống và con người. Đó là lý do con người buộc phải cải tiến quy trình sản xuất và phát minh ra những loại xi măng đặc biệt khác.

Những cải tiến mới và thú vị

Nhận thấy lượng nhiệt khí thải nếu không được tận dụng sẽ là một sự lãng phí vô ích, do đó nhiều nhà máy đã sử dụng lượng nhiệt này, biến đổi thành điện năng. Ðể tận dụng lượng khí thải và tái tạo thành năng lượng cung cấp cho sản xuất, các nhà máy xi-măng cần đầu tư hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải. Theo một tính toán ban đầu, với sản lượng sản xuất xi-măng như hiện nay và nếu tất cả các nhà máy xi-măng lò quay hệ khô của Việt Nam được trang bị hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải thì tổng công suất các trạm phát điện đạt khoảng 200 MW, giảm được khoảng 20% lượng điện và giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm do khí thải.

Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng đã sáng tạo ra nhiều loại xi-măng rất thú vị và thân thiện với môi trường.

Tại Đức, quốc gia này đã tìm ra cách vừa giảm nhiên liệu cần dùng trong quá trình sản xuất cũng như lượng kh1i CO2 thải ra. Theo đó, loại xi măng này trong giai đoạn đầu chỉ cần nung ở 300 độ C. Hỗn hợp được sử dụng sẽ ít canxi, vật liệu silicon khác, thêm nước vào sớm hơn. Với những thay đổi này, xi măng của họ đã biến đổi chuỗi phản ứng hóa học và giảm khí cacbonic thoát ra trong sản xuất. Đặc điểm của loại xi măng này là vừa “xanh” lại bền, chống được sự xói mòn tốt hơn. Tuy nhiên, nhược điểm đó là giá thành khá cao.

Ở nước Mỹ, xi măng địa polime đã được biết đến là loại vật liệu thân thiện với môi trường và đổi mới. Loại xi măng này có những đặc tính vượt trội như chống ma sát cao hơn, chịu lửa và sức căng, biến dạng cao… Lợi ích lớn nhất của xi măng địa polime sẽ là tiềm năng làm giảm khí nhà kính tuần hoàn, lên tới 90% so với xi măng Portland thông thường.

Một giáo sư của của Đại học Stanford đã sáng tạo ra một loại xi măng đá vôi với nguồn cảm hứng từ nghiên cứu san hô. Giống như san hô, xi măng đá vôi được tinh thể hóa trong nước. Bổ sung một chất cốt liệu vào hỗn hợp, chẳng hạn như cát hoặc sỏi, và kết quả là tạo ra một loại xi măng bền và rẻ. Bằng cách mô phỏng quy trình của san hô, quy trình sản xuất xi măng đá vôi có thể giúp giảm tổng lượng carbon dioxide thải vào không khí.

Với những cải tiến tích cực trong lĩnh vực sản xuất xi măng hiện nay, ngành công nghiệp vốn mang đến rất nhiều nguy hại cho môi trường đang bắt tay cùng với các ngành sản xuất khác hướng đến sự “xanh” trên trái đất.

Nguồn: Sống xanh *

 

Các tin khác:

Trung Quốc: Phá hủy 18 nhà máy xi măng để giảm ô nhiễm ()

Bắc Kinh chống khói ô nhiễm bằng mưa nhân tạo ()

Khánh Hòa: Nan giải bài toán xóa bỏ lò gạch thủ công ()

Báo cáo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Ailen cho thấy lượng khí thải xi măng tăng 18 % trong năm 2012 ()

Công trình xanh: Thiết kế kiến trúc là yếu tố cốt lõi ()

Thu hồi 4 Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản tại Phú Yên ()

Xi măng Tân Thắng Nghệ An: Công nghệ thân thiện với môi trường ()

Bảo vệ môi trường: Thay đổi tư duy về chất thải ()

Buộc chủ đầu tư ứng dụng công nghệ xanh khi xây công trình ()

Tấm lợp sinh thái từ rác tái chế tiết kiệm, thân thiện môi trương ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?