Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Kinh nghiệm vận hành

Quy trình vận hành Thiết bị cẩu ngoạm cố định (Fixed Crane)

15/06/2012 11:50:36 AM

Vừa qua, Ban Biên tập ximang.vn nhận được email của một số độc giả từ các nhà máy xi măng trong cả nước hỏi về Quy định vận hành của các thiết bị thuộc dây chuyền sản xuất xi măng và các lưu ý sử dụng để tăng cao tuổi thọ thiết bị, cũng như tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu. Sau một thời gian thu thập tài liệu và tham khảo kinh nghiệm vận hành của các chuyên gia, Ban biên tập ximang.vn sẽ cung cấp một cách sơ lược một số Quy trình vận hành (QTVH) của một số thiết bị chính thuộc dây chuyên sản xuất xi măng và kinh nghiệm quản lý thiết bị cũng như xử lý các sự cố để độc giả tham khảo.

Đây chỉ là định hướng và độc giả có thể nghiên cứu tham khảo phục vụ cho công việc của mình. Do có nhiều loại dây chuyền công nghệ, với nhiều chủng loại thiết bị có xuất sứ khác nhau nên không thể chuẩn xác cho từng loại dây chuyền. Chúng tôi xin giới thiệu định hướng cho QTVH cho các thiết bị thuộc dây chuyền có công suất từ 2.500 đến 4.000 tấn clinker/ngày, là loại lò hiện tương đối phổ biến ở VN. Ximang.vn không chịu trách nhiệm về tính chuẩn xác của các QTVH này.


1. Mục đích

Để vận hành các thiết bị cẩu ngoạm nhập các loại nguyên liệu từ sà lan, vận chuyển tới kho chứa. Đảm bảo hệ thống thiết bị hoạt động an toàn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về công nghệ.

2. Phạm vi áp dụng

Quy trình này được sử dụng trong công tác vận hành thiết bị tại chỗ và những cá nhân khi làm các công việc có liên quan đến thiết bị này

3. Chú giải

- Trong quy trình này có sử dụng ký hiệu thiết bị máy theo sơ đồ công nghệ:
Ví dụ: + Cần trục chân đế lắp gầu ngoạm 1101.01

4. Tài liệu tham khảo

- Tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng và lắp đặt của hãng cung cấp.
- Một số các quy trình, quy định của công ty xi măng đã ban hành.
- Trên cơ sở thực tế tìm hiểu những kinh nghiệm trong quá trình hoạt động của thiết bị.

5. Nội dung
5.1 Giới thiệu chung



Nguyên liệu được sà lan chở từ các nguồn (mỏ khai thác hoặc mua), vận chuyển bằng tầu thuỷ đến cảng nhập nhà máy được bốc lên bằng thiết bị cẩu ngoạm 1101-01 và 1101-02 đổ vào 2 phễu. Dưới hai phễu này có van kích thước 800 x 800 và trút xuống băng tải 1101-04: 1101-08 vận chuyển vào kho đá vôi để đồng nhất sơ bộ.

5.2 Quy trình vận hành

- Người vận hành cẩu phải là người có chuyên môn về lái cẩu (bằng nghề), phải được học tập và sát hạch đạt yêu cầu về quy trình vận hành máy cẩu.

- Mỗi máy cẩu được trang bị một quyển nhật ký máy ghi chép về tình trạng máy, quá trình làm việc của máy, nhằm mục đích theo dõi nắm bắt được tình trạng của cẩu để đảm bảo máy cẩu hoạt động được liên tục, ổn định đáp ứng được nhu cầu của sản xuất.

* Chuẩn bị trước khi vận hành

Trước khi khởi động máy cẩu người vận hành máy cẩu cần phải

- Kiểm tra tình trạng dây cáp, tình trạng gầu ngoạm, tang cuấn cáp, động cơ... kiểm tra các liên kết của cần cẩu, liên kết của bàn quay...Đảm bảo tất cả các thiết bị đang ở trong tình trạng sẵn sàng cho hoạt động.

- Kiểm tra hệ thống lái, hệ thống nâng, hệ thống quay, kiểm tra hiện trường làm việc, kiểm tra phanh không tải, có tải...Tất cả các yếu tố sau khi được kiểm tra phải đạt yêu cầu kỹ thuật và sẵn sàng cho hoạt động thì mới được khởi động cẩu.


- Kiểm tra nguồn cung cấp điện đến các thiết bị trong công đoạn đã sẵn sàng


- Kiểm tra hệ thống băng tải vận chuyển, mức chứa đá vôi trong kho tròn ở mức thấp.


*Trong khi vận hành

- Trong quá trình vận hành không cho người làm việc bên dưới trong vùng bán kính làm việc của cẩu.

- Vận hành điều khiển cẩu nâng, quay, nhả vật liệu theo đúng trình tự và tốc độ quy định của nhà thiết kế (tốc độ tời cáp nâng, hạ hàng: 60m/phút, tốc độ lái năng, hạ cần: 50m/phút, tốc độ quay 1,5 vòng/phút)
.

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng của cáp cẩu, tang cuấn cáp, tình trạng phanh, tình trạng động cơ, tình trạng của cần cẩu (các bu lông liên kết), bàn quay... trong quá trình điều khiển cẩu, nếu có sự cố hoặc hiện tượng sự cố phải khắc phục ngay để bảo đảm an toàn cho người và thiết bị cẩu.

* Sau khi dừng cẩu

- Kiểm tra tất cả các mối liên kết bu lông, kiểm tra tình trạng động cơ, phanh, tang cuấn cáp, dây cáp, gầu... nếu phát hiện sự cố hoặc hiện tượng sự cố phải sử lý ngay để bảo đảm cho cẩu hoạt động an toàn.


*Công tác sửa chữa và bảo dưỡng
+Bôi trơn:
- Tra dầu mỡ bôi trơn tại các phần chính để kéo dài tuổi thọ của máy, chủng loại dầu mỡ bôi trơn phải đúng chủng loại theo yêu cầu của nhà sản xuất, nếu không đúng chủng loại dầu mỡ bôi trơn sẽ dẫn đến hậu quả các vị trí bôi trơn tăng nhiệt độ làm hỏng bề mặt làm việc của thiết bị.

 -Thường xuyên kiểm tra lượng dầu bôi trơn trong các hộp số bảo đảm đủ, đúng chủng loại để vận hành an toàn, liên tục theo yêu cầu của sản xuất.

+ Sửa chữa, bảo dưỡng các phần chính:
  Cáp kéo:
- Trong quá trình sử dụng chỉ được bôi dầu, không bôi mỡ vào cáp (để dễ kiểm tra tình trạng của cáp).

- Khi thay thế cáp mới phải thử tải trọng nâng của cáp, đảm bảo kiểm tra tải trọng của nâng hàng hoá vượt 10% giới hạn tải trọng của cáp.

- Trong quá trình sử dụng, nếu một sợi trong dây cáp bị đứt thì phải thay dây cáp.


Tang cuấn cáp và pu ly
Tang cuấn cáp và pu ly được thay thế khi:
 - Khi thành của pu ly bị mòn 10% độ dầy đầu tiên, Tang cuấn cáp bị mòn 20% so với ban đầu.
 - Trục pu ly bị mài mòn khoảng 25% đường kính của dây cáp.
 - Trên bề mặt của pu ly hoặc tang cuấn cáp bị gẫy, vỡ
 - Trên mép bánh pu ly bị biến dạng (sứt, nứt, vỡ..)

Phanh
 - Kiểm tra phanh bằng các thông số như lực phanh, tốc độ phanh, bộ phận nhả phanh...
 - Khi chiều dầy má phanh bị mòn khoảng 2 mm thì phải thay má phanh.
 - Bề mặt tiếp xúc giữa má phanh với trục phanh phải đạt 80 % diện tích tiếp xúc.
 - Nếu lò so thương xuyên bị nứt vỡ hoặc biến dạng thì phải thay thế lò xo mới.

Ổ đỡ (bi đũa)
 - Thường xuyên bôi trơn ổ đỡ theo bảng hướng dẫn, kiểm tra nhiệt độ ổ đỡ bảo đảm nhiệt độ < 70oC.
 - Thường xuyên kiểm tra tiếng động khi vận hành, nếu phát hiện âm thanh lạ phải kiểm tra, sử lý ngay.

* Bánh răng và hộp giảm tốc:
 - Thường xuyên kiểm tra mức dầu trong hộp giảm tốc. Dầu sử dụng cho hộp số phải đúng chủng loại (theo yêu cầu của nhà sản xuất), dầu phải sạch không lẫn nước hoặc tạp chất.

 - Trong khi vận hành chú ý kiểm tra nhiệt độ, âm thanh, nếu nhiệt độ tăng quá giới hạn cho phép thì phải sử lý giảm nhiệt độ (nếu có thể) hoặc dừng vận hành, nếu phát hiện tiếng kêu lạ thì lập tức dừng vận hành, kiểm tra tìm ra nguyên nhân, có biện pháp sử lý để thiết bị hoạt động an toàn ổn định.

 + Cần thay thế và sửa chữa hộp giảm tốc ngay lập tức trong trường hợp sau:
 - Sự cố về bánh răng (nứt vỡ, kém, bề mặt răng bị rỗ> 10% chiều dầy, bề mặt tiếp xúc làm việc của răng < 70%, trục của bánh răng bị nứt vỡ)
 - Bánh răng làm việc lệch tâm gây ra hiện tượng xoắn và biến dạng. Độ mài mòn không đều.

5.3 Một số sự cố thường gặp và cách khắc phục
download tài liệu tại đây

 

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?