Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Kinh nghiệm vận hành

Quy trình vận hành sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống ghi làm mát clinker

05/10/2012 2:09:06 PM

Vừa qua, Ban Biên tập ximang.vn nhận được email của một số độc giả từ các nhà máy xi măng trong cả nước hỏi về Quy định vận hành sủa chữa, bảo dưỡng hệ thống ghi làm mát clinker. Sau một thời gian thu thập tài liệu và tham khảo kinh nghiệm vận hành của các chuyên gia, Ban biên tập ximang.vn sẽ cung cấp một cách sơ lược một số Quy trình vận hành (QTVH) sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống ghi làm mát để độc giả tham khảo.

1. Mục đích

- Thực hiện các công việc cho vận hành cụm thiết bị ghi làm nguội clinker và các thiết bị liên quan tại phân xưởng.
- Để kiểm tra và giám sát trong quá trình vận hành.
- Làm tài liệu đào tạo cán bộ, công nhân vận hành lò nung, ghi làm nguội clinker tại phân xưởng .

2. Phạm vi ứng dụng

- Áp dụng cho vận hành ghi làm nguội clinker và các thiết bị khác liên quan tại phân xưởng.

3. Chú giải


Các từ viết tắt.
- QTPXLN. Quy trình phân xưởng Lò nung
- VHTT. Vận hành trung tâm
- CNVH. Công nhân vận hành
- CLK. Clinker
- HGT. Hộp giảm tốc

4. Tài liệu tham khảo

Tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng và lắp đặt của hãng cung cấp thiết bị.
- Một số các quy trình, quy định của công ty xi măng khác đã ban hành.
- Trên cơ sở thực tế tìm hiểu những kinh nghiệm trong quá trình hoạt động của thiết bị.
- Flow sheet
- Hợp đồng thương mại cung cấp thiết bị nhà thầu …

5. Nội dung
5.1. Tổng quát


Mô hình

- Hệ thống ghi làm nguội Clinker là cụm thiết bị quan trọng trong hệ thống lò nung với kiểu KC0846 (2 giàn ghi, dẫn động bằng bộ truyền xích và trục cam) , được vận hành và điều khiển từ phòng VHTT với mức độ tự động hoá cao.

- Các thiết bị chính trong công đoạn gồm.

+ Giàn ghi làm nguội Clinker KC0846,2 giàn ghi cùng với hệ thống cam chuyển động, máy đập Clinker và các thiết bị phụ trợ.
+ Các quạt gió làm nguội Clinker (CLK).
+ Quạt hút khí thải làm nguội CLK và lọc bụi điện .
+ Hệ thống van tháo bụi dưới đáy phễu.
+ Hệ thống vận chuyển bụi và CLK

5.2.  Một số thông số kỹ thuật.

5.2.1. Ghi làm nguội clinker.

- Công suất. 2500tấnCLK. ngày
- Số giàn ghi. 2
- Kích thước. 3.2x20,6m
- Diện tích hiệu dụng của giàn ghi. 62.28 m2
- Nhiệt độ CLK. Đầu vào 13500C, đầu ra 650C + nhiệt độ môi trường
- Tốc độ ghi. 5-25 hành trình/phút
- Chiều dài hành trình ghi. 125mm(bình thường),
- Dẫn động bộ truyền xích và trục cam : 2 bộ
- Kiểu động cơ. YTSP 250M - 6
- Công suất động cơ. 2x37KW.
- Kích thước của búa đập Clinker. 920x3000
- Kiểu động cơ búa. YRW 315M – 8.
- Công suất động cơ của búa đập. 75KW
- Bơm mỡ bôi trơn của hệ thống bôi trơn. DRB – L195Z – 4 (loop).


Bên trong cooler
5.2.2. Các quạt gió.
- Dàn ghi  được lắp đặt 11 quạt làm mát với 09 quạt làm mát đáy ghi và 02 quạt làm mát tại đầu Kiln hood.

5.3. Qui định vận hành.
5.3.1. Khởi động công đoạn
5.3.1.1. Các công việc chuẩn bị.


Màn hình điều khiển

Khi nhận được lệnh chuẩn bị chạy công đoạn từ phòng VHTT, trưởng ca sản xuất, những người CNVH (Công nhân vận hành) tại công đoạn phải làm các việc sau đây.

5.3.1.1.1. Kiểm tra.

- Kiểm tra đảm bảo các công việc bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, lắp đặt các thiết bị trong công đoạn và các thiết bị liên quan đến hệ thống vận hành đã được hoàn thiện và đã được chạy thử, kiểm tra đạt yêu cầu .
- Lấy tất cả các dụng cụ, vật lạ ra khỏi thiết bị.
- Nếu trên mặt các hàng ghi đầu tiên và xung quanh giàn ghi 1 không có lớp CLK thì đổ một lượng Clinker hoặc đá dăm dày khoảng tối thiểu là 200mm lên trên.
- Kiểm tra bên trong các thiết bị phải không còn người nào.
- Các cửa ra vào giàn ghi, các cửa sửa chữa ... phải đóng kín lại và chắc.
- Kiểm tra các van tháo bụi dưới các phễu đáy giàn ghi đã ở vị trí đóng.
- Kiểm tra bằng tay sự vận hành tốt của các cánh van điều tiết gió quạt sau đó đưa trở lại vị trí đóng
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn trong các HGT phải bảo đảm.
- Kiểm tra bộ bôi trơn tự động cho giàn ghi, xích cào , máy đập CLK đã sẵn sàng. Mỡ trong thùng đã nạp đủ, các đường ống phân phối mỡ kín khít.
- Kiểm tra van gió lạnh 1303A - 15 ở vị trí đóng.
- Các thiết bị, các bộ phận an toàn bảo vệ phải lắp lại đầy đủ và đúng.
- Các sàn thao tác, hành lang, cầu thang, lan can nơi làm việc phải sạch sẽ, gọn gàng, không có chướng ngại vật .
- Kiểm tra hệ thống chiếu sáng phải đầy đủ và đảm bảo cho quá trình theo dõi, thao tác và đi lại .
- Chuẩn bị đầy  đủ các dụng cụ làm việc, trang thiết bị an toàn lao động, các vật tư dự phòng cần thiết cho vận hành .
- Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện bất cứ  trục trặc nào thì đều phải xử lý ngay hoặc báo với trưởng ca sản suất để xử lý.
- Sau khi các công việc kiểm tra kết thúc, đảm bảo máy đã sẵn sàng chạy thì báo cho trưởng ca sản xuất để làm các công việc tiếp theo.

5.3.1.1.2. Chạy thử tại chỗ.

Chạy thử tại chỗ riêng lẻ từng thiết bị.
- Đóng nguồn điện, xoá các báo động nếu có.
- Báo cho VHTT đưa thiết bị về phương thức vận hành tại chỗ.
- Kiểm tra các thiết bị đã khởi động và vận hành ổn định .
- Khởi động thiết bị bởi nút ấn vận hành tại chỗ (Phối hợp với VHTT để khởi động 2 giàn ghi từ trung tâm).
- Theo dõi thiết bị sau khi chạy không tải chắc chắn an toàn và ổn định thì nâng dần tải - Phối hợp với VHTT để mở các van, nâng tốc độ...
- Dừng máy sau khi máy chắc chắn vận hành tin cậy và ổn định.
- Khởi động để kiểm tra lần lượt tất cả các máy trong công đoạn.
Chạy thử liên động để kiểm tra.
- Khởi động tất cả các thiết bị trong cụm từ trung tâm do VHTT thực hiện.
- Xoá các báo động, xử lý hiệu chỉnh máy nếu có.
- Dừng các thiết bị từ trung tâm và đặt toàn bộ thiết bị về chế độ vận hành từ xa, sẵn sàng khởi động nếu các thiết bị đó chắc chắn hoạt động ổn định và tin cậy khi đưa thiết bị đó vận hành trở lại.

Chú ý.

- Việc đóng, cắt điện do trưởng ca yêu cầu ban điện thực hiện.
- Trong quá trình chạy thử kiểm tra phải có mặt trưởng ca sản xuất phối hợp với VHTT cùng thực hiện.

5.3.1.2. Khởi động.

Được thực hiện tại phòng VHTT theo cùng với chương trình sấy lò. Người CNVH tại phân xưởng sẽ theo dõi các thiết bị sau đây được đưa vào vận hành.

- Hệ thống bôi trơn 1303A – 2c, quạt hút khí dư 1303A - 19 được khởi động. Điều chỉnh áp suất âm trong kiln hood khoảng - 0.3 mbar .Bộ điều khiển được đặt ở chế độ tự động.
- Các thiết bị vận chuyển bụi và Clinker tới silô được khởi động.
- Các quạt thổi 1303A – 3 đến 1303A - 12   được khởi động.
- Hệ thống  xích truyền động và trục cam được khởi động , máy đập búa CLK 1303A – 2a, hệ thống tháo bụi đáy phễu giàn ghi được khởi động.

5.3.1.3. Các công việc giám sát, kiểm tra trong quá trình khởi động và đưa hệ thống thiết bị vào vận hành.

- Theo dõi thường xuyên sự hoạt động của các thiết bị đảm bảo chúng hoạt động ổn định và tin cậy.
- Theo dõi những tiếng kêu và độ rung bất thường ở các thiết bị.
- Theo dõi nhiệt độ ở các ổ đỡ .
- Theo dõi tình trạng bôi trơn của hệ thống bơm mỡ.
- Kiểm tra các chỗ dò, vết nứt, chỗ thủng các đường ống. Khí quạt, khí làm kín, khí nén, nước làm mát, mỡ bôi trơn.
- Theo dõi sự vận hành tốt của hệ thống van quạt và các van điều khiển.
- Khắc phục và sử lý ngay các sự cố hoặc báo với trưởng ca để phối hợp với các bộ phận khác để sử lý.
- Tất cả các nguy cơ có thể gây nguy hiểm, mất an toàn cho người và thiết bị đều phải dừng máy ngay bằng công tắc dừng máy tại chỗ và báo cho trưởng ca biết để sử lý hoặc phối hợp với các bộ phận khác để xử lý.

5.3.2. Vận hành công đoạn.
5.3.2.1. Các công việc giám sát, kiểm tra, bảo dưỡng trong quá trình vận hành.

-  Quan sát sự chuyển động của các giàn ghi, quan sát lượng Clinker rơi từ mặt trên giàn ghi xuống dưới qua cửa quan sát để phát hiện những bất thường của giàn ghi báo cáo kịp thời với trưởng ca sản xuất và VHTT để xử lý.
- Kiểm tra lớp lót gạch chịu lửa qua các lỗ quan sát.
- Kiểm tra tấm chắn phân chia ghi 1 với ghi 2 qua lỗ quan sát.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của các dầm đỡ, các con lăn chặn, con lăn đỡ dưới giàn ghi qua cửa quan sát.
- Kiểm tra sự kín khít của các cửa, tình trạng chung của vỏ bộ ghi.
- Kiểm tra phễu và các thiết bị tháo bụi dưới đáy giàn ghi.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của các bộ truyền động ghi.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của các quạt gió, các đường ống dẫn và các thiết bị phụ trợ của quạt.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của bộ bơm mỡ, bổ xung đủ lượng mỡ vào thùng.
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ ở các ổ đỡ, bổ xung dầu mỡ bôi trơn nếu thiếu.
- Kiểm tra mức dầu trong các HGT , bổ xung nếu thiếu.
- Thường xuyên theo dõi những tiếng kêu, độ rung bất thường của thiết bị .
- Thường xuyên kiểm tra sự nới lỏng của các bu lông, đai ốc.
- Kiểm tra các bộ phận, các thiết bị bảo vệ an toàn cho người và thiết bị.
- Bổ xung, thay dầu mỡ theo định kỳ.
- Kiểm tra các thiết bị phụ trợ khác.
- Vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng máy móc, thiết bị, nơi làm việc.
- Hàng giờ ghi lại đầy đủ tình trạng làm việc của thiết bị vào sổ nhật ký vận hành.

5.3.2.2. Các sự cố thường gặp trong lúc vận hành và cách xử lý.

Trong phần này sẽ nêu ra một số trục trặc chính ở thiết bị làm nguội CLK tại phân xưởng.

5.3.2.2.1. Sự cố về bộ bơm mỡ tự động bao gồm.

- Báo động về áp suất bơm mỡ thấp.
- Báo động về mức mỡ trong thùng thấp .
- Dừng bơm mỡ.
Nguyên nhân.
- Do hở, thủng trên đường ống cấp .
- Do mức mỡ trong thùng thấp.
- Do hỏng bơm hoặc do mất điện.
Cách khắc phục.
- Kiểm tra và làm kín chỗ hở, thủng.
- Bổ xung mỡ vào thùng tới mức cần thiết.
- Kiểm tra bơm và sửa chữa.

5.3.2.2.2. Sự cố về các quạt khí bao gồm.

- Dừng quạt
- Báo động về công suất các quạt gió thấp.
Nguyên nhân.
- Do đứt khớp nối  hoặc trục trặc cơ điện khác gây dừng quạt.
- Báo động công suất thấp do.
+ Hở thủng trên đường ống gió.
+ Van điều chỉnh gió bị kẹt.
Cách khắc phục.
- Nếu dừng do trục trặc khác thì báo cho trưởng ca phối hợp với các bộ phận khác xử lý.
- Khi có báo động lưu lượng thấp thì phải dừng quạt .
+ Kiểm tra, điều chỉnh, thay thế khớp nối và sửa chữa các trục trặc về cơ điệni nếu cần.
+ Sửa chữa những chỗ bị hở, thủng trên đường ống.
+ Kiểm tra, sửa chữa các van gió bị kẹt, tắc.

5.3.2.2.3. Dừng máy đập búa gây dừng ghi.

Nguyên nhân.
- Do bị tảng CLK lớn, cứng hoặc do CLK không thoát ra được .
- Do dây đai bị chùng làm rô to không đảm bảo tốc độ.
- Do sự cố của mô tơ dẫn động.
Cách khắc phục.
- Mở cửa phụ dưới đáy máy đập để tháo CLK ra.
- Kiểm tra dây đai, thay thế nếu bị hỏng.
- Kiểm tra môtơ.

5.3.2.2.4. Dừng hệ thống tháo bụi đáy phễu giàn ghi.

Nguyên nhân.
- Do kẹt, tắc van tháo bụi.
Cách khắc phục.
- Tìm cách thông, tháo bụi ở phễu.

5.3.2.2.5. Trục trặc ở hệ thống phun nước làm mát khí thải bao gồm.

- Hỏng 1 trong các vòi phun nước gây báo động.
- Mức nước trong bể thấp.
- Bơm nước không hoạt động.
- Hỏng ở các thiết bị điều khiển.
Cách khắc phục.
- Sửa chữa, thay thế vòi phun.
- Kiểm tra nguồn nước cấp.
- Chuyển sang bơm dự phòng.
- Báo trưởng ca phối hợp với các bộ phận khác xử lý.

5.3.3. Dừng máy.
5.3.3.1. Dừng chủ động.

- Được thực hiện tại phòng VHTT theo trình tự và phù hợp với quá trình dừng hệ thống lò nung do người ĐKTT tiến hành.
- Người CNVH tại phân xưởng phải theo dõi các thiết bị sau đây được dừng.  
+Tất cả các lưu lượng khí phải được giảm từ từ.
+ Dừng máy đập búa,các cửa xả,băng gầu và hệ thống vận chuyển sau cooler.
+ Dừng các quạt dưới ghi 2,3 sau đó dừng quạt dưới ghi 1.
+ Ghi và các thiết bị phụ trợ dừng.
+ Quạt hút khí thải và lọc bụi điện được dừng.
+ Các thiết bị vận chuyển CLK được dừng.

5.3.3.2. Dừng do sự cố bao gồm.

- Dừng do mất điện lưới. Máy phát điện khẩn cấp sẽ được khởi động để quay chậm lò nung, các quạt làm mát vòi phun, khởi động qụat đầu nóng của lò để làm mát cho zôn đốt.
- Dừng các ghi do một trong các sự cố sau.
+ Một trong các ghi dừng.
+ Hệ thống vận chuyển dừng.
+ Máy đập CLK dừng.

53.3.3. Các công việc thực hiện trong quá trình dừng.
5.3.3.3.1. Trong quá trình dừng chủ động.

- Theo dõi các thiết bị được dừng theo trình tự và an toàn, phát hiện những trục trặc trong lúc dừng để xử lý.
- Khi các thiết bị trong công đoạn đã dừng hẳn và an toàn thì báo lại với trưởng ca SX.

5.3.3.3.2. Trong quá trình dừng do sự cố.

- Nhanh chóng kiểm tra tìm nguyên nhân và khắc phục sự cố hoặc báo cho trưởng ca để phối hợp với các bộ phận khác kiểm tra và khắc phục sự cố .
- Sau khi đã khắc phục sự cố xong và đủ điều kiện để sẵn sàng chạy trở lại thì báo cho trưởng ca biết để chạy máy trở lại.

5.3.3.3.3. Trong quá trình dừng do mất điện lưới.

- Khi điện lưới bị mất thì máy phát dự phòng được khởi động, người VHTT sẽ khởi động một số thiết bị để đảm bảo an toàn cho thiết bị.
- Người vận hành công đoạn phải .
+ Kiểm tra các thiết bị chạy bằng nguồn điện máy phát .
+ Thực hiện các công việc kiểm tra, điều chỉnh theo yêu cầu của người VHTT.
+ Khi có điện lưới trở lại phải kiểm tra đảm bảo các thiết bị  sẵn sàng hoạt động trở lại thì báo cho trưởng ca biết để chạy máy trở lạị.

6. Hồ sơ






7. Phụ lục


7.1. Lý lịch máy.                               PXLN -  BM - 01.
7.2. Biên bản kiểm tra- máy thiết bị   PXLN -  BM - 02.
7.3. Sổ giao ca vận hành.                   PXLN -  BM - 03.
Tất cả các loại sổ trên được quản lý và lưu giữ tại văn phòng quản lý công đoạn.

ximang.vn



 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?