Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Khoa học công nghệ

Soát xét lại tiêu chuẩn “Bột bả tường gốc xi măng poóclăng”

29/12/2012 3:08:37 AM

Ngày 27/12/2012, tại Bộ Xây dựng, Hội đồng KHKT chuyên ngành Bộ Xây dựng đã họp nghiệm thu dự thảo xét Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7239:2003 “Bột bả tường gốc xi măng poóclăng” mã số TC 49-12 do nhóm tác giả Lê Song Hà – Viện VLXD (Bộ Xây dựng) làm chủ nhiệm và cộng sự thực hiện. ThS. Trần Đình Thái - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN & Môi trường, Bộ Xây dựng làm Chủ tịch Hội đồng.

Những bất cập trong quá trình sử dụng

Bột bả tường gốc xi măng là nguyên liệu trong xây dựng, khi trộn đều với nước tạo thành hỗn hợp dẻo được gọi là matit bả tường, dùng để làm phẳng và mịn bề mặt nền trước khi sơn trang trí. Loại vật liệu này rất phổ biến ở một số nước Châu Á: như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo, Thái Lan, Việt Nam... Thời gian đầu, do chưa quen với loại hình trang trí bằng sơn bả tường dạng nhũ tương nên nhu cầu sử dụng bột bả tường trên thị trường là ít, chủ yếu tập trung ở hai TP lớn là Hà Nội và TP HCM. Hiện nay, loại hình trang trí bằng sơn bả đã phát triển ở các đô thị nhỏ, thị trấn và nông thôn nên nhu cầu sử dụng tăng đáng kể, ước tính xấp xỉ 100.000 tấn/năm.


Bột bả tường hỗ trợ đắc lực cho sơn trang trí

Sản phẩm bột bả tường hiện có trên thị trường rất phong phú với nhiều thương hiệu khác nhau như bột bả tường Joton, Jajynic, Kova, Alphanam, Enjoy, Galaxy, Dulux... Sự phát triển của vật liệu này cũng như sự ra đời của tiêu chuẩn “Bột bả tường” (TCVN 7239:2003) trong gần 10 năm qua ở Việt Nam đã góp phần đáng kể cho việc quản lý và nâng cao chất lượng công tác sơn trang trí hoàn thiện và các công trình xây dựng.

Nhưng, trong quá trình phát triển, Tiêu chuẩn cũ về sản phẩm bột bả tường cho thấy một số chỉ tiêu trong TCVN 7239:2003 đã không phù hợp với chất lượng bột bả tường hiện nay do sản phẩm đã phát triển đa dạng hơn, chất lượng sản phẩm bột bả tường cũng được nâng lên cao hơn. Theo phân tích của nhóm tác giả Song Hà thì ở TCVN 7239:2003, các chỉ số về khối lượng thể tích, độ cứng, độ bám dính… đã không còn phù hợp. Chính vì vậy, theo yêu cầu tất yếu của thị trường cũng như để phù hợp trong công tác quản lý, thì cần thiết phải soát xét bổ sung thêm một số chỉ tiêu mới về độ bền sốc nhiệt và thay đổi mức yêu cầu kỹ thuật cho một số chỉ tiêu như độ cứng, độ bám dính… để đảm bảo quản lý tốt hơn chất lượng của sản phẩm bột bả tường. Do đó, việc soát xét tiêu chuẩn này được đánh giá là hết sức cần thiết và phù hợp với yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển.

Làm mới Tiêu chuẩn để phù hợp với thực tế

Theo nhóm tác giả của dự án, thì việc soát xét tiêu chuẩn TCVN 7239:2003 sao cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ sản xuất & nhu cầu sử dụng sản phẩm bột bả tường hiện tại và những năm tiếp theo; đồng thời là cơ sở pháp lý để xây dựng tiêu chuẩn phương pháp thử cho bột bả tường. Tiêu chuẩn này vừa tạo sự đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, đồng thời hoà nhập với sự phát triển khu vực và Quốc tế.

Do vậy, nhóm tác giả đã căn cứ trên các tài liệu để tiến hành việc nghiên cứu soát xét lại tiêu chuẩn này như: Tham khảo các tài liệu tiêu chuẩn Việt Nam và nước ngoài về Yêu cầu kỹ thuật & Phương pháp thử cho Bột bả tường gốc xi măng; khảo sát thực tế sản xuất và sử dụng, tổng hợp các thông tin, tài liệu, soát xét lại tiêu chuẩn; tham khảo ý kiến đúng góp của các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học, cơ sở sản xuất và một số chuyên gia; Các tiêu chuẩn, tài liệu để tham khảo làm cơ sở soát xét tiêu chuẩn như: TCVN 7239:2003 " Bột bả tường"; TCVN 2098:2007 (ISO 1522:2006) Sơn và vecni. Phép thử tắt dần của con lắc; TCVN 3121-3:2003 Vữa xây dựng – Phương pháp thử. Phần 3: Xác định độ lưu động của vữa tươi (phươg pháp bàn dằn)…


Toàn cảnh buổi nghiệm thu đề tài

Trên cơ sở tài liệu thu thập được, nhóm đề tài đã tiến hành soát xét một số nội dung cụ thể của TCVN 7239:2003 như tên tiêu chuẩn; đối tượng tiêu chuẩn hóa và phạm vi áp dụng tiêu chuẩn; các yêu cầu kỹ thuật, các phương pháp thử…; đề nghị hủy bỏ một số tiêu chuẩn kỹ thuật (khối lượng thể tích); một số chỉ tiêu đề nghị giữ nguyên (độ mịn, thời gian đông kết, độ giữ nước); một số chỉ tiêu đề nghị thay đổi (độ cứng bề mặt của matit, cường độ bám dính của matit 4 ngày tuổi, độ bền nước)…

Tại buổi nghiệm thu, các ủy viên phản biện và thành viên hội đồng đều nhất trí đánh giá cao tính thực tiễn của đề tài và nỗ lực của nhóm tác giả hoàn thành đề tài trong một thời gian ngắn. Để đề tài hoàn chỉnh, hội đồng đã góp ý cho nhóm đề tài để thống nhất cách dùng thuật ngữ trong dự thảo sao cho phù hợp hơn với tính chất của một văn bản pháp lý; đồng thời góp ý về một số nội dung sửa đổi như nâng mức một số chỉ tiêu, cách tính và làm tròn các con số về cường độ bám dính…

ThS. Trần Đình Thái - Chủ tịch Hội đồng đồng thuận với các ý kiến phản biện cũng như đóng góp của hội đồng và lưu ý nhóm đề tài tiếp thu bổ sung và chỉnh sửa. ThS. Thái cũng giao Vụ KHCN phối hợp chặt chẽ với Viện VLXD và các phản biện cùng hoàn thiện đề tài trong thời gian sớm nhất; để đề tài nhanh chóng đi vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thực tế đối với sản phẩm bột bả tường - một sản phẩm vừa phải đảm bảo về tính kỹ thuật, vừa cần đảm bảo về tính thẩm mỹ. Đề tài được hội đồng nhất trí nghiệm thu với kết quả xếp loại Khá.

Theo Báo Xây Dựng Online

 

Các tin khác:

Bê tông nhẹ Keramzit cần được đưa vào tiêu chuẩn ()

Nghiệm thu đề tài: Dự thảo TCVN 7024:2012 “Clanhke xi măng pooc lăng thương phẩm” ()

Vữa khô polyme Mova: Sản phẩm của thời đại mới ()

Xi măng công nghệ Cementech - bước đột phá trong VLXD ()

Quá trình tổng hợp các hỗn hợp xi măng trong muối nóng chảy - một nguồn nguyên liệu cho sản xuất xi măng bền vững? ()

Biến xốp phế thải thành bêtông nhẹ ()

Lợi ích của giảm dầu trong quá trình nghiền ximăng ()

Cấu trúc Xonotlite ()

Bước đột phá trong sản xuất VLXD ()

Ứng dụng công nghệ kết cấu thép hình, bê tông hỗn hợp xây nhà cao tầng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?