Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Nghiên cứu thử nghiệm

Tận dụng bã cà phê để gia tăng đáng kể độ cứng của bê tông

25/08/2023 9:23:05 AM

Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học RMIT (Australia) vừa công bố phát hiện mới, theo đó bã cà phê đã qua sử dụng có thể được tận dụng để gia tăng đáng kể độ cứng của bê tông, đồng thời hứa hẹn giảm sự thiếu hụt vật liệu do nhu cầu xây dựng toàn cầu tăng cao thời gian gần đây.


Theo nghiên cứu, nhân loại sản xuất khoảng 4,4 tỷ tấn bê tông/năm. Quá trình này tiêu thụ khoảng 8 tỷ tấn cát (trong số 40 - 50 tỷ tấn được sử dụng hằng năm), là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng vật liệu xây dựng trong những năm gần đây.

Cùng khoảng thời gian trên, con người đã tạo ra khoảng 10 tỷ kg bã cà phê. Theo các nhà nghiên cứu tại trường RMIT, vật liệu này có thể được sử dụng làm chất thay thế silica (cát) trong quy trình sản xuất bê tông. Khi được trộn với tỷ lệ thích hợp sẽ mang lại liên kết hóa học mạnh hơn đáng kể so với cát đơn thuần.

Tiến sĩ Rajeev Roychand tại trường RMIT, tác giả chính của công trình nghiên cứu, cho biết, việc có thể tận dụng bã cà phê còn đóng góp quan trọng vào việc ngăn chặn khai thác cát quá mức, cũng như các nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu.

Việc xử lý chất thải hữu cơ đặt ra một thách thức về môi trường vì nó thải ra một lượng lớn khí nhà kính bao gồm metan và CO2, ông nói. Nhà khoa học này cũng lưu ý, chỉ riêng Australia mỗi năm đã thải ra khoảng 75 triệu kg bã cà phê, hầu hết đều bị chôn lấp. Khi phân hủy, chất thải này sẽ tạo ra một lượng lớn khí metan, là loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh gấp 21 lần so với CO2.

Dĩ nhiên, bã cà phê không thể đơn giản được trộn thẳng trong nguyên liệu thô với bê tông tiêu chuẩn vì chúng sẽ không liên kết với các vật liệu khác do hàm lượng hữu cơ.

Thay vào đó, chúng phải được nhiệt phân ở nhiệt độ khoảng 350°C và 500°C, sau đó mới thay thế theo tỷ lệ từ 5% tới 20% (theo thể tích) trong hỗn hợp bê tông tiêu chuẩn. Nhóm nghiên cứu phát hiện, ở mức nhiệt độ hoàn hảo 350°C, bã cà phê có thể tăng cường độ cứng của bê tông tổng hợp tới 29,3%.

ximang.vn (TH/ The Guardian)

 

Các tin khác:

Nghiên cứu chế tạo siêu tụ điện làm từ xi măng và muội than ()

Nghiên cứu phương pháp in 3D kết cấu bê tông thông minh ()

Nghiên cứu chế tạo vật liệu chống cháy từ nấm ()

Nghiên cứu sản xuất thủy tinh có độ bền cao, thân thiện với môi trường ()

Phát triển VLXD từ bã mía nhẹ hơn và ít phát thải carbon ()

Phát triển phương pháp sản xuất bê tông trung tính carbon ()

Bê tông loại bỏ ô nhiễm cho các hầm đường bộ ()

Xốp in 3D ra đời với kì vọng có thể thay thế bê tông truyền thống ()

Tạo ra vật liệu xây dựng từ các sợi nấm ()

Phát triển công nghệ làm mặt đường khử carbon bằng cách trộn than sinh học ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?