Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Cải tiến kỹ thuật

Xi măng nano kết hợp cốt sợi phân tán nâng cao tính dẻo trong sửa chữa cầu

27/10/2016 4:13:08 PM

Khi khe co giãn trên cầu bị xe tải nặng chạy qua nhiều lần, tại vị trí đó sẽ xuất hiện lực trùng phục, đồng thời do thay đổi độ cứng mặt xe chạy từ đường vào cầu nên lực xung kích ở vị trí này rất lớn sẽ phát sinh ra hiện tượng nứt vỡ các khối bê tông không co ngót của khe co giãn. Các vết nứt này ngày càng mở rộng và là nơi để các vết nứt nhỏ dạng xương cá hình thành, lâu ngày sẽ làm hư hỏng hoàn toàn khối bê tông không co ngót đó. Để hạn chế hiện tượng nứt do các hiện tượng trên (tăng tính dẻo trong vữa xi măng nano), bài báo sẽ đưa ra các mẫu xi măng nano có bổ sung cốt sợi phân tán, thí nghiệm và phân tích đặc tính của chúng, lựa chọn r

1. Đặt vấn đề

Việc ứng dụng những vật liệu mới vào công tác sửa chữa, tăng cường cầu đã và đang là một vấn đề thời sự, được Việt Nam và thế giới rất quan tâm trong những năm gần đây. Trong đó, khe co giãn là một hạng mục thường xuyên phải thay thế, sửa chữa do phần bê tông liên kết khe co giãn với bản mặt cầu thường xuyên bị nứt vỡ. Trong những năm gần đây, xi măng nano là một vật liệu thể hiện rõ được những ưu điểm như sớm hình thành cường độ cao, không co ngót, chi phí hợp lý... Tuy nhiên, xi măng nano vẫn còn có một số nhược điểm như tính dẻo (cường độ chịu uốn) chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế trong sửa chữa khe co giãn của cầu, đặc biệt là cầu có nhiều xe tải nặng đi qua.

Vật liệu xi măng gốc nano có cường độ chịu nén khoảng 100Mpa nên được coi là vật liệu giòn, rất dễ nứt (cường độ chịu kéo khoảng 1/10f’c). Vì vậy, bài báo đề cập đến việc thêm cốt sợi phân tán vào trong xi măng nano để tăng tính dẻo nhờ khả năng hút năng lượng của cốt sợi thép và giúp cho kết cấu bê tông có ứng xử tốt hơn với các vết nứt bằng cơ chế khâu các vết nứt và truyền ứng suất qua vết nứt, đồng thời bài báo sẽ tiến hành một số thí nghiệm với tỷ lệ cốt sợi khác nhau để kiểm tra đặc tính cơ lý trong từng trường hợp để tìm được hàm lượng cốt sợi hợp lý khi thêm vào xi măng nano.

2. Cách tạo vữa gốc xi măng nano cốt sợi phân tán

Vật liệu nano được chế tạo bằng hai phương pháp: Phương pháp từ trên xuống (top-down) và phương pháp từ dưới lên (bottom-up). Phương pháp từ trên xuống là phương pháp tạo hạt kích thước nano từ các hạt có kích thước lớn hơn; phương pháp từ dưới lên là phương pháp hình thành hạt nano từ các nguyên tử.

Hình 2.1: Vật liệu xi măng nano cốt sợi phân tán.
 
Cốt sợi phân tán có thể sử dụng sợi thép (Dramix), sợi thủy tinh, sợi polymer, sợi amiăng hoặc sợi carbon được bán khá phổ biến trên thị trường. Mỗi loại cốt sợi có tính chất cơ lý khác nhau. Trong phạm vi bài báo sử dụng loại cốt sợi thép Dramix. Đây là loại sợi thép không gỉ, có chỉ tiêu cơ lý tốt, dính bám tốt với vữa xi măng và không làm giảm các đặc tính chịu nén của vữa xi măng nano.

3. Thí nghiệm mẫu vữa xi măng nano kết hợp với cốt sợi phân tán

3.1. Chuẩn bị mẫu thử và thực hiện thí nghiệm

Các thí nghiệm được thực hiện tại Trung tâm Khoa học Công nghệ GTVT, Trường Đại học GTVT Hà Nội. Trình tự thí nghiệm, cách bảo dưỡng và xử lý kết quả xác định cường độ chịu nén, cường độ chịu uốn mẫu vữa xi măng nano cốt sợi phân tán dùng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6016:2011, ISO 679:2009 - Xi măng - phương pháp thử - xác định cường độ, tương đương tiêu chuẩn BS EN 196- 1:2005 của Vương quốc Anh.

Mẫu vữa xi măng nano cốt sợi phân tán là hình lăng trụ có kích thước 40x40x160mm được chế tạo theo hướng dẫn của Tiêu chuẩn TCVN 6016:2011.
 

 


Hình 3.2: Mối liên hệ giữa cường độ chịu kéo của xi măng và các tỉ lệ cốt sợi tại các thời điểm khác nhau.
 

 

Hình 3.3: Mối liên hệ giữa cường độ chịu nén của xi măng và các tỉ lệ cốt sợi tại các thời điểm khác nhau.

 
Từ kết quả xác định cường độ chịu uốn và cường độ chịu nén của mẫu vữa xi măng nano cốt sợi phân tán, ta nhận thấy mẫu có tỷ lệ cốt sợi 25kg/m3 là hợp lý nhất, vì thế tiếp tục thí nghiệm cường độ ép chẻ và tính mô-đun đàn hồi thực đo theo mẫu này.

Mẫu vữa xi măng hình trụ kích thước 300x150mm ở tuổi 28 ngày, thí nghiệm xác định cường độ ép chẻ theo Tiêu chuẩn ASTM C496 (Hình 3.4a) và mô-đun đàn hồi của mẫu theo Tiêu chuẩn ASTM C469 (Hình 3.4b).

 

 
Sau khi bổ sung cốt sợi phân tán vào xi măng nano với tỷ lệ 25kg/m3 thì cường độ ép chẻ và mô-đun đàn hồi thực đo tăng tương ứng 7,8% và 12,8% so với mẫu xi măng nano không có cốt sợi.

4. Ứng xử của vữa xi măng nano dưới tác dụng của tải trọng xe tải 

Trong nghiên cứu này, sử dụng phần mềm ANSYS R14.5 để mô phỏng khe co giãn dưới tác dụng của tải trọng bánh xe. Phương pháp phần tử hữu hạn đã được sử dụng để xây dựng mô hình tính toán 2D. Một khe co giãn với kích thước 400x600x100mm. Tải trọng bánh xe được mô phỏng thành lực phân bố thẳng đứng rải đều (p) qui đổi từ lực tập trung bánh xe P = 70KN trên diện tích tiếp xúc bánh xe 200x510mm và lực trượt (q) quy đổi từ Q = 7KN trên mặt trượt 600mm  Điều kiện biên với hai mặt bên liên kết trượt (do bê tông bản mặt cầu và vữa xi măng đổ khác thời điểm), mặt đáy liên kết tuyệt đối cứng. Vật liệu sử dụng để chế tạo mẫu được làm từ vữa xi măng nano kết hợp cốt sợi phân tán với tỷ lệ 25kg/m3 vữa với mô-đun đàn hồi E = 67265,4Mpa, các đặc trưng (như Bảng 3.1 và Bảng 3.2), hệ số poát-xông 0,2. Mô hình hóa trong phần mềm ANSYS R14.5 sử dụng dạng vật liệu viscoelastic.

Hình 4.1 dưới đây thể hiện trường biến dạng và ứng suất của khe co giãn dưới tác dụng của tải trọng bánh xe. Tùy theo vị trí của bánh xe mà trường biến dạng và ứng suất của khe co giãn sẽ thay đổi.
 

Với mô hình này, ta nhận thấy biểu đồ ứng suất - biến dạng lớn nhất khi bánh xe đặt ở giữa khe hở của khe co giãn, nhưng ứng suất - biến dạng là rất nhỏ so với đặc tính của vật liệu này.

5. Kết luận

Kết quả thí nghiệm được thực hiện với vật liệu xi măng nano [1] kết hợp với các tỷ lệ cốt sợi khác nhau trên khối lượng của mẫu vữa, chúng ta có thể thấy rằng cốt sợi phân tán tuy có làm giảm khả năng chịu nén của mẫu nhưng không đáng kể, trong khi đó tính dẻo (cường độ chịu uốn) của xi măng tăng lên một cách rõ rệt.

Kết quả thí nghiệm cho chúng ta thấy rằng với hàm lượng cốt sợi là 25kg/m3, các đặc tính của mẫu vữa được phát huy cao hơn hẳn so với các mẫu khác (tương ứng là 0, 15, 30kg/m3).

Kết quả tính toán trong mô hình đã sử dụng một số kết quả thí nghiệm đầu vào của mẫu, thấy rằng ứng suất - biến dạng là rất nhỏ so với khả năng làm việc của vật liệu.

Tuy nhiên, đề tài cần tiếp tục nghiên cứu thêm để hoàn thiện mô hình tính như: Nghiên cứu thêm các tỷ lệ cốt sợi khác so với khối lượng vữa, các loại cốt sợi khác cho vào mẫu vữa để có tính dẻo tối ưu; mô hình điều kiện biên, tải trọng… phù hợp hơn với kết cầu thực tế.

Kiến nghị tiếp tục phát triển thêm để áp dụng vật liệu này vào thực tế cho việc sửa chữa khe co giãn cầu, nhất là cầu có tải trọng xe lớn.

Bích Ngọc (TH/ Tạp chí Giao thông)

 

Các tin khác:

Quy trình sản xuất kính cường lực ()

Vật liệu phát quang ứng dụng làm sơn xây dựng ()

Hoa Kỳ và Nhật Bản hợp tác chế tạo xi măng mayenite mới ()

UAE phát triển tấm nhôm chịu lửa ()

Nhật Bản biến rác sinh hoạt thành xi măng ()

Kính siêu bền được làm từ gỗ ()

Huế: Tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế cát lòng sông ()

Đồng Tâm: Áp dụng thành công men kháng khuẩn trên gạch ốp lát ()

Gia cố các công trình xây dựng bằng vật liệu carbon composite ()

Phương pháp nâng cao chất lượng của lớp bê tông bảo vệ trong kết cấu công trình cầu ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?