Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Hai công ty xi măng cãi nhau về nhãn hiệu

14/11/2011 9:21:00 AM

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) mới đây đã chính thức có quyết định hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đối với Công ty TNHH Xuân Mai. vì cho rằng doanh nghiệp này có “hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp” cho doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, văn bản này có thể sẽ đưa đến những tranh cãi bất tận về nhãn hiệu xi măng Trung Sơn, khi mà… bên nào cũng thấy đúng.

Vào năm 2010, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh đã có công văn gửi Cục Sở hữu trí tuệ, đề nghị hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Trung Sơn - Xi măng pooclăng hỗn hợp - Hòa Bình - Việt Nam + hình” của Xuân Mai.

Bên gửi đơn kiến nghị cho rằng, nhãn hiệu theo giấy đăng ký nhãn hiệu này không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, do trùng với tên “dự án nhà máy xi măng Trung Sơn” mà Bình Minh làm chủ đầu tư, đã được Thủ tướng phê duyệt và được tỉnh Hòa Bình cấp phép.

Rắc rối nằm ở chỗ nhãn hiệu này được Xuân Mai nộp đơn từ tháng 7/2005, và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu vào tháng 5/2007. Kể từ đó, công ty này đã và đang sản xuất và bán sản phẩm này ra thị trường.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ, căn cứ vào đơn kiến nghị của công ty Bình Minh thì phần chữ “Trung Sơn” trong sản phẩm của Công ty TNHH Xuân Mai trùng với thành phần phân biệt “Trung Sơn” của tên “dự án nhà máy xi măng Trung Sơn” của Bình Minh.

Cơ quan này cho rằng “dự án nhà máy xi măng Trung Sơn” của Bình Minh tại xã Trung Sơn (huyện Lương Sơn, Hòa Bình) đã được Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Hòa Bình và các bộ chức năng phê duyệt, cấp phép theo trình tự, thủ tục đầu tư trong nhiều năm qua.

Cụ thể, năm 1995, Phó thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý thông qua dự án tiền khả thi xây dựng nhà máy xi măng Hòa Bình. Năm 2003, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành quyết định cho phép thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Trung Sơn công suất 1,2 triệu tấn/năm, đồng thời các bộ chức năng cũng đã có ý kiến đồng thuận từ năm 2004.

Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó có dự án nhà máy xi măng Trung Sơn.

Đặc biệt, ngày 6/4/2006, Thủ tướng Chính phủ có văn bản cho phép đầu tư dự án nhà máy xi măng Trung Sơn, công suất 2.500 tấn clinke/ngày tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình.

Từ các căn cứ nói trên, theo Cục Sở hữu trí tuệ, “dự án nhà máy xi măng Trung Sơn” đã được các cơ quan có thẩm quyền thừa nhận chính thức. Theo đó, “dự án nhà máy xi măng Trung Sơn” là chỉ dẫn thương mại dưới dạng tên thương mại của công ty Bình Minh, trong đó “Trung Sơn” là thành phần tạo khả năng phân biệt, đã được xác lập trước ngày cấp nhãn hiệu số 82099 cho công ty Xuân Mai.

Chính vì vậy, cơ quan này kết luận rằng Xuân Mai sử dụng nhãn hiệu có phần chữ “Trung Sơn” trùng với thành phần phân biệt “Trung Sơn” trong chỉ dẫn thương mại “dự án nhà máy xi măng Trung Sơn” của Bình Minh đã được xác lập từ trước, là “hành vi cạnh tranh không lành mạnh”, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của Bình Minh…

Trong quyết định 2470, Cục Sở hữu trí tuệ quyết định “hủy bỏ một phần” hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Xuân Mai, cụ thể là loại bỏ phần chữ “Trung Sơn” đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, ngay cả khi Cục Sở hữu trí tuệ chính thức loại bỏ nhãn hiệu Trung Sơn, Xuân Mai vẫn sử dụng bao bì mang chữ “Trung Sơn”, trang bị bảo hộ công nhân nhà máy vẫn giữ dòng chữ “nhà máy xi măng Trung Sơn”. Theo đại diện Bình Minh, việc làm của Xuân Mai là “hành động cố tình gây nhầm lẫn để lừa đảo thương hiệu sản phẩm” và “làm mất uy tín cho ngành công nghiệp xi măng Việt Nam”.

Tuy nhiên, phía Xuân Mai cho biết đã kiện Cục Sở hữu trí tuệ đòi hủy bỏ quyết định mà cục này đã ban hành.

Theo VnEconomy

 

Các tin khác:

Than lại xin tăng giá bán cho điện ()

Cả nước tiêu thụ 39,1 triệu tấn xi măng ()

Hiện chưa phải thời điểm thích hợp tăng giá than ()

Đề nghị thu hồi giấy phép đầu tư trạm nghiền xi măng ()

Cty Viglacera Tiên Sơn đón nhận Huân chương Lao động hạng III ()

Đuối vốn, địa ốc “xả hàng” ()

VSA kiến nghị nâng thuế nhập khẩu thép không gỉ lên 10% ()

Sở Xây dựng tổ chức lễ Công bố Quy hoạch phát triển VLXD TP Hà nội đến năm 2020, định hướng đến 2030. ()

Hơn 200 DN nước ngoài tham gia triển lãm ConBuild 2011 ()

Khuyến khích sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?