Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Giải cứu doanh nghiệp: Cần cả hệ thống ngân hàng tham gia

08/05/2012 1:26:30 PM

“Nếu DN khó khăn thì ngân hàng cũng khó sống”, đó là nhận định của ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong buổi toạ đàm “Đánh giá thực trạng hoạt động và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN” được tổ chức vừa qua tại Hà Nội.




DN phá sản hàng loạt


“Nếu không có biện pháp giải cứu kịp thời, chỉ 4 tháng nữa DN sẽ phá sản hàng loạt”, ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch BIDV.


Tất cả đại diện của 8 ngành nghề kinh tế chủ lực trong đó có các DN ngành Xây dựng, VLXD, BĐS đều phản ánh thực trạng khó khăn không thể tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp. Theo thống kê, quý I/2012 có 2.400 DN BĐS làm thủ tục giải thể, 11.600 DN đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện các nghĩa vụ thuế. Với các DN VLXD, tình hình chung là lượng hàng tồn kho nhiều trong khi chi phí đầu vào như tiền điện, tiền than, xăng dầu tăng giá mạnh, lãi xuất cao… Sản phẩm có số lượng tồn kho nhiều nhất phải kể đến như xi măng, sắp, thép, gạch ốp lát, tỷ lệ tồn kho trên 50% so với năm 2011.

Ông Nguyễn Hữu Cát - đại diện Hiệp hội DN nhỏ và vừa cho biết, thống kê có trên 620 nghìn DN thì có tới 600 nghìn DN nhỏ và vừa (chiếm 97% tổng số các DN trong cả nước); trong đó có tới 39% gặp khó khăn, 25% phá sản và chỉ còn 36% hoạt động bình thường. Ông Nguyễn Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam chia sẻ, trong số 116 thành viên hiện chỉ có khoảng gần 80 DN còn hoạt động nhưng hầu hết đều khó khăn vì không có đầu ra, lượng hàng tồn kho lớn. Tuy chưa công bố, nhưng có khoảng 10% Cty đã “chết lâm sàng”, ngừng hoạt động, không có tiền trả lương công nhân, thậm chí không thuê được cả bảo vệ để trông coi tài sản, kho bãi. Báo cáo kinh doanh của các đơn vị này cho thấy trong vài tháng gần đây không có sản lượng, không có doanh thu đồng nghĩa với việc ngừng hoạt động.

Với ngành xi măng, Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam ông Đỗ Đức Oanh bộc bạch, các nhà máy xi măng đang ở giai đoạn cực kỳ khó khăn. Dự kiến năm 2012 toàn ngành chỉ tiêu thụ được khoảng 46 - 47 triệu tấn, cộng với xuất khẩu được khoảng 7 triệu tấn, nghĩa là vẫn còn dư trên 10 triệu tấn không tiêu thụ được. Từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay, 3 đơn vị lớn thua lỗ nặng nề thậm chí ngừng sản xuất. Nhà máy xi măng Cẩm Phả sau 3 năm hoạt động, lỗ lũy kế 1.259 tỷ đồng. Tương tự, sau 2 năm hoạt động, Xi măng Hạ Long lỗ 982 tỷ đồng và Xi măng Đồng Bành từ cuối năm 2011 cũng lỗ tới 149 tỷ đồng. Cùng chia sẻ nỗi khó khăn của DN ở thế “không thể chịu đựng hơn được nữa”, ông Lê Văn Chung - Chủ tịch HĐTV TCty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết, Vicem trước kia lãi 1.600 tỷ đồng thì nay chỉ còn 400 - 500 tỷ đồng. "Nhiều DN xi măng lỗ 700 - 800 tỷ đồng xin nhập về TCty nhưng chúng tôi không dám nhận, vì nhận cũng hết hơi" - ông Chung nói.

Đề xuất biện pháp gỡ khó

Nhiều biện pháp được nêu ra nhằm gỡ khó cho DN, trong đó có cả biện pháp vĩ mô từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ cần thực hiện. Ông Lê Văn Chung cho rằng, việc Bộ Tài chính đưa ra gói giảm thuế cho DN chưa giải quyết được vấn đề “vì DN chết rồi thì lấy tiền đâu ra mà nộp thuế, biện pháp cần là để DN sống được đã”. Nếu cần có thể áp dụng như thời điểm khủng hoảng năm 2008, giảm thuế VAT xuống 5%, giãn thời gian nộp thuế sẽ tác động trực tiếp đến hạ giá sản phẩm trên thị trường, kích cầu người tiêu dùng. Cả ngành xi măng, thép, VLXD đều đề xuất rà soát lại quy hoạch, giảm tiền thuế thuê đất, giãn các khoản nợ, cơ cấu lại hoạt động và cơ cấu nợ xấu… Riêng ngành có thể xuất khẩu, các bộ, ngành chủ động tạo cơ hội xúc tiến và áp dụng mức thuế xuất khẩu bằng không hoặc thấp cho phù hợp với tình hình.

Ông Nguyễn Văn Minh kiến nghị ngân hàng cần hỗ trợ vốn cho người tiêu dùng cuối cùng có khả năng BĐS. Khi BĐS được giải phóng cũng có nghĩa là các ngành sản xuất khác như xây dựng, VLXD, trang trí nội thất… giải quyết được khâu đầu ra, luân chuyển dòng tiền, tạo lãi cho DN. Nếu ngân hàng cho DN vay thì không có cơ sở vì khoản vay trước đây chưa trả không thể cho vay tiếp, như vậy, hỗ trợ cho người tiêu dùng cũng chính là hỗ trợ cho DN hiệu quả trong thời điểm nóng sốt này.

BIDV giải cứu: Tín hiệu mừng nhưng chưa đủ

Từ 12/4, BIDV điều chỉnh lãi suất cho vay BĐS là 16%/năm và chỉ tập trung cho vay đối với những dự án sắp hoàn thành. BIDV đang nghiên cứu và sớm triển khai trong tháng 5/2012 phương thức liên kết 4 nhà hỗ trợ cung cấp tín dụng, thanh toán giữa ngân hàng - chủ đầu tư - nhà thầu - nhà cung cấp vật liệu.

Theo đó, BIDV đứng ra làm đầu mối trung gian kết nối 4 nhà với giá bán hợp lý, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình xây dựng, dự án BĐS dở dang, thúc đẩy luân chuyển vốn, giảm bớt hàng tồn kho trong nền kinh tế và công nợ giữa ngân hàng - chủ đầu tư - nhà thầu - nhà cung cấp VLXD. Đặc biệt, BIDV thực hiện gói tín dụng 4.000 tỷ đồng để đẩy mạnh dư nợ bán lẻ, tập trung hỗ trợ đầu ra cho các dự án BĐS do BIDV tài trợ với lãi suất 16%/năm, thời gian vay có thể đến 15 năm, mức cho vay lên tới 85% giá trị căn nhà. BIDV cũng cam kết gói hỗ trợ 500 tỷ cho Quỹ tiết kiệm nhà ở do Bộ Xây dựng chủ trì.

Tuy nhiên, nếu chỉ mình BIDV thực hiện cứu DN mà các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác đứng ngoài cuộc thì không được. Ngân hàng Nhà nước cần can thiệp đưa ra lời hiệu triệu, kêu gọi cả hệ thống ngân hàng tham gia, cộng hưởng với nguồn tiền huy động từ trái phiếu tái khởi động các dự án đầu tư công thì 6 tháng cuối năm nay, các DN mới bớt khó và nền kinh tế tăng trưởng theo kỳ vọng dự báo của Quốc hội.

Theo baoxaydung

 

Các tin khác:

Xi măng Thăng Long đoạt giải Thương hiệu mạnh Việt Nam 2011 ()

Xi măng Sông Thao: Lội ngược dòng để về đích ()

Vinacomin đẩy mạnh tiết giảm chi phí và tái cấu trúc doanh nghiệp ()

Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn luôn đi tiên phong, mở ra các hướng mới trong lĩnh vực sản xuất VLXD ()

Ấn tượng FiCO ()

VIGLACERA tự hào đứng trong TOP 10 “Thương hiệu - Nhãn hiệu tiêu biểu ngành Xây dựng” ()

Doanh nghiệp xây dựng thời "mất mùa" ()

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xây dựng ()

Tìm “tín hiệu vui” tại các kỳ hội chợ ()

Nhiều doanh nghiệp VLXD lo phá sản ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?