Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp VLXD lo phá sản

25/11/2011 1:16:38 PM

Mặc dù đang là thời điểm nước rút để hoàn thiện các công trình xây dựng nhưng những tháng cuối năm 2011 sức mua VLXD không có tín hiệu tăng, do vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp VLXD.



Khi BĐS ảm đạm thì VLXD sẽ không có cơ hội tăng trưởng.

Ế… quá trời!

Anh Việt - chủ một cửa hàng kinh doanh VLXD trên phố Đê La Thành - Hà Nội cho hay: “Anh em trong giới kinh doanh VLXD cứ than thở với nhau rằng sức mua năm nay chậm quá, ngồi đợi khách đến cũng sốt ruột. Cố gắng lắm mới ký hợp đồng được cho vài công trình tầm tầm, chứ hợp đồng lớn thì tuyệt nhiên không có. Cả quý II và III phấp phỏng chờ những tháng cuối năm với sức mua lẻ cho những công trình nhà riêng để cải thiện tình thế, nhưng đến thời điểm này thực sự là thất vọng. Có ngày, cửa hàng của tôi chỉ bán được 2 - 3 tấn thép các loại. Tôi cũng cho đội ngũ nhân viên tìm đến tận những công trình xây dựng để chào mời, tiếp thị, đồng thời hạ giá thấp nhất có thể cho khách hàng. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ cũng không tăng được bao nhiêu.

Hiện tại, trừ những cửa hàng may mắn có “mối” ký hợp đồng cung cấp vật liệu cho công trình dài hạn thì không nói, chứ hầu hết các loại VLXD từ vật liệu xây đến vật liệu hoàn thiện đều rơi vào cảnh dở khóc dở cười vì bán hàng quá ế ẩm. Sức mua các loại VLXD và trang trí khác, từ xi măng, gạch xây, ống nhựa, thép tấm và thép ống cho đến sơn nước, tấm trần, sứ vệ sinh và đồ dùng nội thất... đều giảm sút mạnh, khiến cho các DN bị tồn kho rất lớn. Trong khi đó, tiền thuê mặt bằng hàng chục triệu đ/tháng vẫn phải lo để trả, do vậy, các chủ cửa hàng phải tìm mọi cách để có thể tiêu thụ sản phẩm, duy trì “sự sống” trong lúc khốn khó bằng các chiêu khuyến mại, giảm giá nếu mua với số lượng lớn, chăm sóc, duy trì bảo hành…

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến từ mức giảm sâu cách đây một tháng, nay đột ngột tăng rất mạnh, cho thấy tình hình sản xuất, tiêu thụ đã có sự điều chỉnh lớn. Do sản xuất tăng cao trong khi lượng tiêu thụ gặp khó, tồn kho ngành công nghiệp chế biến tăng mạnh. Ngành sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điện với mức tăng là 88%. Ngành sản xuất xi măng, vôi, vữa với mức tăng là 84,4%. Sản xuất giường, tủ bàn ghế tăng 77,8%, sản xuất đồ gốm sứ không chiụ lửa (trừ gốm sứ dùng trong xây dựng) tăng 57,8%. Và “ế ẩm” nhất là ngành thép. Từ đầu năm đến hết tháng 10, lượng phôi thép và thép thành phẩm tồn kho lên đến 900 nghìn tấn.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự báo tiêu thụ thép cả nước năm 2011 sẽ giảm khoảng 10% so với năm 2010, và những biến động về giá nguyên liệu trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp thép Việt Nam trong năm 2012. VSA nhận định, trong năm 2011, sản xuất sản phẩm thép các loại như: Thép xây dựng, thép dài, thép cuộn cán nguội, ống thép hàn và thép mạ kim loại, thép phủ màu ước chỉ đạt 9,4 triệu tấn. Qua năm 2012, ngành thép chỉ đặt kế hoạch sản xuất đạt khoảng 9,8 triệu tấn, tiêu thụ thép dự kiến chỉ tăng khoảng 4% so với năm 2011. Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam cũng cho biết 10 tháng đầu năm 2011 ngành gạch ốp lát Việt Nam chỉ phát huy ở 70% công suất. Hiện sản phẩm tồn kho ước khoảng 30 triệu m2, tương ứng 2 nghìn tỷ đồng. Đây được đánh giá là thời điểm khó khăn nhất của ngành sản xuất gạch ốp lát Việt Nam.

Doanh nghiệp VLXD thấp thỏm theo BĐS

Giám đốc Cty TNHH Thiết kế và Trang trí Nội ngoại thất Đức Dương bày tỏ: Với tình hình kinh doanh như hiện tại, các DN VLXD vừa và nhỏ luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường BĐS vì chúng tôi trực tiếp điều hành nhân sự và quản lý trực tiếp sản xuất. Thứ nhất, là giá cả sẽ không ổn định thì ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh; thứ hai, đầu ra thu nhỏ dẫn đến quay vòng vốn khó hơn; thứ ba, nguồn vốn vay lãi suất cao sẽ dẫn đến DN làm ăn thua lỗ. Theo đánh giá của Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ thì lĩnh vực VLXD đang “chết” nhiều hơn là “sống”.

Hiện tại, trong ngành thép cũng có rất nhiều DN khốn đốn. Cho đến nay, mặc dù chưa có DN thép nào công bố phá sản, nhưng thực tế DN không bán được hàng, dừng sản xuất đã có. Ví dụ, Cty thép Vạn Lợi trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần đây đã tuyên bố bán cơ sở của mình. Thép Hòa Phát chiếm thị phần lớn thứ hai ở Việt Nam nhưng hiện cũng chỉ chạy 80% công suất. Theo lý giải từ phía Hòa Phát thì co hẹp sản xuất lúc này vừa là để giảm tồn kho, vừa giảm được chi phí năng lượng, tài chính...

Một giám đốc kinh doanh VLXD tại Hà Nội chia sẻ: Để duy trì sản xuất, các DN buộc phải cắt giảm công suất, giảm nhân công. Trong khi đó, áp lực từ vốn vay vẫn ở mức cao và giá các loại đều tăng, khiến chúng tôi cũng bắt buộc phải tăng giá bán. Mà tăng giá lên lại thu hẹp khách hàng… Đúng là cái vòng luẩn quẩn, không có lối thoát thì chắc chắn các DN sản xuất, kinh doanh VLXD nhỏ và vừa chẳng mấy chốc mà “chết lâm sàng”.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), bình quân trước đây, mỗi năm có khoảng 5 - 7 DN phá sản, giải thể. Nhưng năm nay, ước khả năng con số này sẽ gấp rưỡi đến gấp đôi. Cũng có thể coi đây là sự thanh lọc nghiệt ngã sẽ diễn ra trên thương trường. DN nào có năng lực cạnh tranh yếu, quản trị kém và trang thiết bị lạc hậu sẽ khó có thể tồn tại. Trong khi đó, theo giới phân tích BĐS thì do tình trạng lạm phát và lãi suất tăng cao đã khiến nhà đầu tư ngại đầu tư vào thị trường BĐS, triển khai các dự án. Bên cạnh đó không ít người dân thay vì đầu tư xây dựng nhà để cho thuê thì chuyển sang gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất cao. Ngay cả những người có thu nhập thấp, có nhu cầu về nhà ở cũng ngại vay vốn ngân hàng để xây nhà, mua nhà trả góp… Như vậy, BĐS đóng băng thì đầu ra của VLXD lại “bí” hơn. Đứng trước thực trạng này, thì sự lo lắng phá sản của nhiều DN sản xuất VLXD trong thời gian tới là có thực.

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?