Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Ngành xi măng tập trung đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh

28/05/2018 2:57:34 PM

Tập trung đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh là một trong những định hướng quan trọng của ngành xi măng Việt Nam với mục tiêu phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, đảm bảo cả hiệu quả kinh doanh và hiệu quả bảo vệ môi trường.

Đổi mới công nghệ là yêu cầu tất yếu

Hiện nay, ngành xi măng Việt Nam ngày càng lớn mạnh, đứng thứ 5 thế giới về quy mô công suất và vươn lên đứng đầu thế giới về xuất khẩu vào năm 2017. Tuy nhiên, những tồn tại về năng suất lao động thấp, năng lực vận hành chưa đạt mức tiên tiến dẫn đến những hạn chế của ngành xi măng như: giá thành sản xuất cao, sức cạnh tranh hạn chế, hiệu quả xuất khẩu chưa ổn định.
 

Đổi mới công nghệ là yêu cầu tất yếu với ngành xi măng.

Để giải quyết những vấn đề đó, ngành xi măng Việt Nam nhanh chóng tiến hành chuyển hóa từ công nghệ cũ sang công nghệ tiên tiến, đi theo xu thế phát triển của thế giới trong bối cảnh hiện đại hóa toàn cầu. Cho đến hiện tại, công nghệ sản xuất của ngành xi măng Việt có sự tự động hóa cao nhưng vẫn đan xen giữa công nghệ tiến bộ và công nghệ lạc hậu. Song song với những dây chuyền quy mô công suất lớn, có những dây chuyền sản xuất với công suất thiết kế quá nhỏ, thiết bị ở mức trung bình dẫn đến năng suất lao động thấp, chi phí vận hành cao, độ ổn định chất lượng kém.

Công nghệ xi măng lò đứng - dây chuyền công nghệ sản xuất truyền thống của ngành công nghiệp xi măng trở nên lỗi thời, chi phí năng lượng quá cao, tạo ra sản phẩm giá bán thấp, càng sản xuất càng lỗ, chính sức cạnh tranh yếu kém đó tự bắt buộc nó phải dừng lại, nhường chỗ cho công nghệ tiên tiến hơn thay thế. Thêm vào đó, sản xuất xi măng cũng là một trong những ngành công nghiệp tạo ra lượng chất thải lớn gây hại đến môi trường.

Ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhận định: “Để ngành xi măng phát triển bền vững cần phải nâng cao chất lượng dây chuyền sản xuất gắn với các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Những người sản xuất xi măng hiểu rõ họ phải nâng cao sức cạnh tranh, mà chiến lược trước hết là cạnh tranh bằng công nghệ.”

Công nghệ tiên tiến nâng cao năng lực cạnh tranh

Thực hiện chỉ đạo của Nhà nước về phát triển ngành công nghiệp xi măng theo hướng bền vững, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và bảo vệ môi trường, toàn ngành nỗ lực đầu tư đổi mới công nghệ trong dây chuyền sản xuất cũng như xử lý chất thải sau sản xuất. Từ năm 2017, ngành xi măng có nhiều chuyển biến tích cực.

Các dây chuyền sản xuất nhỏ được lên kế hoạch đầu tư theo chiều sâu nhằm cải tạo sản xuất, nâng công suất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công nghệ lò đứng được thay thế bằng công nghệ lò quay có công suất cao hơn. Hệ thống mới đẩy nhanh tiến trình phản ứng trong lò quay, tiết kiệm năng lượng và sử dụng hệ thống làm nguội bằng ghi quay. Đánh giá bản chất, các nhà máy xi măng hiện đại của Việt Nam được đầu tư dây chuyền sản xuất với thiết bị công nghệ cao bậc nhất thế giới, với mức độ tự động hóa tiên tiến ở mọi công đoạn.

Đặc biệt, ngành xi măng hiện nay đang thực thi các giải pháp công nghệ để xử lý các chất thải từ nhà máy đưa vào sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất nhằm mục đích vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa giải quyết vấn đề môi trường. Nhiệt thừa trong sản xuất xi măng sẽ được sử dụng để phát điện, đây là biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng đồng thời góp phần lớn bảo vệ môi trường.

Hiện nay đã có 10 dây chuyền sản xuất xi măng có trạm phát điện sử dụng nhiệt thừa từ phế thải công nghiệp. Đây cũng là vấn đề được Nhà nước quan tâm và vào cuộc thông qua việc lắp đặt hệ thống kiểm tra môi trường trực tuyến tại nhà máy sản xuất, tự động kết nối đến sở tài nguyên và môi trường của các tỉnh để quản lý. Xi măng Việt Nam cũng đang tiến hành thay đổi công thức pha trộn xi măng, giảm 10% clinker, thay vào đó là 10% phụ gia để cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm giá thành đồng thời giảm được một lượng tương ứng khí thải độc hại ra môi trường.

Với việc tích cực tập trung đổi mới công nghệ, ngành xi măng đã có nhiều tín hiệu phát triển tốt. Nguyên nhân của cuộc “cách mạng” này không chỉ do sức ép của quản lý Nhà nước, mà trọng yếu là do ngành xi măng đã tìm được lối đi cho mình. Nhà sản xuất xi măng nhận thức được rằng kỹ thuật tiên tiến hiện đại trong nền công nghiệp mang lại hiệu quả sản xuất, kéo dài tuổi thọ của thiết bị, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. Đổi mới công nghệ là việc làm có ý nghĩa, có mục đích giúp nhà sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Cần phải nói rằng, sức mạnh cạnh tranh của ngành xi măng Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc đầu tư kỹ thuật cao, quy mô công suất lớn mà nó là cả một quá trình nỗ lực cải tạo, nâng cấp công nghệ, cải tiến cả hệ thống sản xuất và quản lý, triển khai từng bước, hướng đến mục tiêu tạo ra sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
 
Quỳnh Trang (TH/ Công thương)

 

Các tin khác:

Xi măng Long Sơn: Đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ ()

Thêm 10 doanh nghiệp xi măng được Vicem bao tiêu sản phẩm ()

Hà Nam: Các doanh nghiệp tập trung phát triển công nghệ chế biến vật liệu xây dựng ()

Xi măng Thái Bình tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2015 ()

Vingroup ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với 8 Tập đoàn hàng đầu thế giới ()

Công đoàn VICEM - 35 năm dấu ấn một chặng đường ()

Xi măng Cẩm Phả: Đại hội Cổ đông thường niên năm 2015 ()

Nhiều doanh nghiệp xi măng, BĐS lãi lớn trong quý I ()

Năm 2015, cả nước cần hoàn thành cổ phần hóa 289 doanh nghiệp ()

Vicem khẳng định vị thế hàng đầu khu vực tại AFCM 2015 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?