Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Khắc phục hậu quả do xả lũ bất thường ở công trình thủy điện An Khê - Ka Nak

09/06/2011 9:55:44 AM

Công trình thủy điện An Khê - Ka Nak là công trình trọng điểm quốc gia, được xây dựng trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) do Ban Quản lý dự án thủy điện 7 (BQLTÐ7), thuộc Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư.

Ðược khởi công xây dựng từ tháng 11-2005 với tổng công suất 173 MW, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2011, nhưng ngay từ những ngày đầu triển khai công trình đã cho thấy nhiều bất cập.

Ðêm 24 rạng sáng 25-5, thủy điện An Khê - Ka Nak bất ngờ xả nước khiến gần 50 ha hoa màu, 10 con trâu, bò và 62 máy nổ, máy bơm nước và nhiều tài sản của hơn 140 hộ dân ở xã Ðông và Nghĩa An (huyện Kbang) bị cuốn trôi, gây thiệt hại theo ước tính sơ bộ khoảng 10 tỷ đồng.

Trước đó, tháng 1-2011, công trình thủy điện An Khê-Ka Nak tiến hành chặn dòng khiến cho sông Ba - nguồn nước phục vụ tưới cho cây trồng và nước sinh hoạt của hàng chục nghìn hộ dân thuộc các huyện, thị xã An Khê, Kbang, Kông Chro, Krông Pa, Ia Pa, Ayun Pa... bị ảnh hưởng, kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chưa đầy năm tháng sau ngày chặn dòng, công trình đã gây ra tình trạng khô hạn, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Ba, mặt khác khi xả lũ lại gây lũ lụt, thiệt hại nặng cho đời sống sản xuất của người dân vùng hạ lưu.

Công trình thủy điện An Khê - Ka Nak được khởi công từ năm 2005, nhưng công tác bồi thường, tái định canh đến thời điểm này vẫn chưa hoàn thành. Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang Tô Văn Phán cho biết: Từ khi lập dự án cho đến khi đền bù, hỗ trợ tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. Ðể phục vụ công trình này, 2.500 ha đất sản xuất nông nghiệp, đất ở, ao, vườn của 1.100 hộ dân huyện Kbang bị mất. Ðã vậy, cơ chế bồi thường, hỗ trợ thay đổi hằng năm, gây nhiều thắc mắc, khiếu nại; trong số này có khu tái định canh làng Kroi (thị trấn Kbang) chỉ mới ở giai đoạn quy hoạch, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất... Công trình được khảo sát lập dự án tiền khả thi từ năm 2002, khởi công năm 2005 nhưng đến năm 2007 mới tiến hành chi trả bồi thường, nhưng cho đến nay, nhiều trường hợp vẫn chưa được bồi thường và hỗ trợ sau bồi thường. Chủ tịch UBND xã Ðak Smar Lê Duy Tương cho biết: Dân vùng tái định cư thiếu đủ thứ, đời sống của người dân vùng dự án gặp nhiều khó khăn bởi họ không được phép trồng các loại cây trên đất của mình khi dự án khởi động.

Theo phản ánh của Phó Chủ tịch UBND thị trấn Kbang Trần Văn Á, 130 ha đất bán ngập của người dân thị trấn chưa được bồi thường. Sản phẩm nông nghiệp của họ không thể thu hoạch được vì đường đi bị ngập khi hồ chứa Ka Nak tích nước. Không chỉ chậm trong việc bồi thường, việc giải quyết đất canh tác cho các hộ dân bị mất đất cũng rất chậm. Cụm Kbang phải di dời hàng trăm hộ dân về định cư tại năm điểm tái định cư mới thuộc địa bàn xã Ðak Smar và Lơ Ku. Ðến nay, hạ tầng khu tái định cư đã hoàn thành, các hộ dân cũng chuyển về nơi ở mới, nhưng thiếu đất canh tác và thiếu lương thực. Mặc dù vẫn chưa thống nhất cao với một số vấn đề, nhưng với tinh thần vì lợi ích chung, UBND tỉnh Gia Lai đã có quyết định thu hồi hơn 200 ha đất của Công ty lâm nghiệp Ka Nak và Lơ Ku giao cho BQLTÐ7, tổ chức khai hoang, cải tạo để giải quyết đất canh tác cho dân, song khu vực này hiện vẫn là đất hoang.

Thời gian qua, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh Gia Lai đã về khảo sát tình hình và làm việc với BQLTÐ7 về sự cố xả lũ bất thường gây thiệt hại cho người dân trên địa bàn huyện Kbang nhưng vẫn chưa thể đi đến thống nhất cao. Ðể sớm tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, ổn định đời sống nhân dân, ngay sau khi xảy ra sự cố, ngày 27-5, UBND huyện Kbang đã đánh giá những thiệt hại do việc xả lũ bất thường gây ra nhưng không có sự tham gia đánh giá bàn cách khắc phục của BQLTÐ7. Mãi đến ngày 31-5, UBND huyện Kbang mới làm việc được với Phó Tổng giám đốc EVN Trần Văn Ðược. Tuy nhiên, đại diện BQLTÐ7 không chấp nhận sự cố vừa qua là do xả lũ. Nguyên nhân mà chủ đầu tư đưa ra là do tác động của mưa lớn đầu mùa, nên mực nước dâng cao. Sự thật thì, ngày 22-5, BQLTÐ7 có thông báo việc xả nước về hồ chứa tại An Khê. Trong thời gian này, tại các địa phương không hề xảy ra sự cố nào. Ðến rạng sáng 25-5 dù không có thông báo nhưng thủy điện vẫn tiếp tục xả nước, cộng thêm mưa lớn gây lũ tiểu mãn đầu mùa. Tại thời điểm mực nước dâng cao nhất đạt cao trình 441 m, trong khi đó cao trình cho phép chỉ 431 m (trong khi đỉnh lũ cao nhất là bão số 9 cũng chỉ dừng ở mức 329 m). Chủ tịch UBND huyện Kbang Trần Vĩnh Hương cho biết: Hiện nay, vẫn chưa có con số thống kê thiệt hại cụ thể từ sự cố vừa qua. Hy vọng, sau buổi làm việc này, EVN và chúng tôi sẽ thống nhất các phương án, đồng thời chúng tôi đề nghị sẽ lập ra một đoàn liên ngành để đi tìm hiểu sự cố xảy ra và những thiệt hại cụ thể để có phương án đền bù cho người dân trong thời gian tới... Còn Phó Tổng giám đốc EVN Trần Văn Ðược cho rằng: Ðã gây thiệt hại thì phải bồi thường cho dân. Tôi thống nhất và đề nghị huyện thành lập đoàn kiểm tra liên ngành bảo đảm đúng thủ tục và lãnh đạo BQLTÐ7  phải tham gia đoàn này

NQ_Theo,baonhandan

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?