Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp vật liệu thích ứng với khó khăn, tìm hướng đi mới

12/12/2013 4:34:20 PM

Dù cùng nằm trong tầm ảnh hưởng chung của thị trường xây dựng và bất động sản và hoàn cảnh của các ngành vật liệu lại khác nhau, tuy nhiên, trải qua giai đoạn dài khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh vật liệu xây dựng trong nước cũng đã dần thích ứng và tìm cho mình hướng đi mới để vượt “bão” thành công.

>> Tồn kho xi măng giảm: Hiệu quả từ các giải pháp kích cầu, giảm cung

Tiêu thụ vật liệu xây dựng 11 tháng đầu năm 2013 dù được cải thiện hơn so với năm trước, nhưng theo đánh giá của chuyên gia và doanh nghiệp, thì khó khăn vẫn còn đó.

Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) nhận định, thị trường vẫn chưa hết khó khăn, dù sản lượng tiêu thụ đã được cải thiện nhất định. Trong 3 năm qua, doanh nghiệp đã dần thích ứng với khó khăn và khắc nghiệt của thị trường để tìm đường đi cho mình. Các doanh nghiệp lớn tích cực tái cơ cấu, chuyển đổi, kêu gọi nguồn vốn từ bên ngoài, trong khi các doanh nghiệp nhỏ hơn thì hướng đến sáp nhập, mua bán để tạo sức mạnh cộng hưởng, tăng sức cạnh tranh.

Dù cùng nằm trong tầm ảnh hưởng chung của thị trường xây dựng và bất động sản, nhưng hoàn cảnh của các ngành vật liệu lại khác nhau. Trong khi xi măng và thép còn có “cửa” ra là các công trình hạ tầng, đường bê tông, bê tông hóa kênh mương… và xuất khẩu, thì gạch xây dựng và gạch ốp lát chỉ trông chờ vào xây dựng nhà cửa. Nhưng điều khá bất ngờ là dù cửa ra rất hẹp, nhưng đến nay, lượng tồn kho gạch ốp lát lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, tồn kho gạch ốp lát đã giảm từ 60 triệu m2 (tổng giá trị khoảng 3.000 tỷ đồng) của năm trước, xuống còn khoảng 20 triệu m2 hiện nay.

Tuy nhiên, theo lý giải của ông Kiều Văn Linh, Chủ tịch HĐQT CTCP Gạch CMC, việc hàng tồn giảm là do các công ty đã chủ động cắt giảm sản xuất, chứ không phải lượng hàng bán được tăng lên. Chẳng hạn như CMC, sau khi đưa dây chuyền 2 vào hoạt động để tăng công suất lên gấp đôi, thì gặp đúng lúc thị trường khó khăn (cuối năm 2012), vì vậy, Công ty chỉ sản xuất gần 70% công suất thiết kế.

“Để lo đầu ra, ngoài việc tìm đường xuất khẩu, chúng tôi cũng đưa ra thị trường sản phẩm gạch mài cạnh và được thị trường chấp nhận, mức tiêu thụ mạnh. Vì vậy, dù doanh thu không tăng, nhưng lợi nhuận vẫn đảm bảo theo kế hoạch”, ông Linh chia sẻ và cho biết, chương trình bắt buộc sử dụng vật liệu trong nước đối với một số công trình được thực hiện sẽ là điều kiện để các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, gạch ốp lát là khâu cuối cùng của công trình, nên để tồn tại, doanh nghiệp phải chủ động tìm đầu ra cho mình, chứ không chỉ ngồi chờ đợi.

Với ngành thép, một tín hiệu đáng mừng là sản lượng tiêu thụ đã có dấu hiệu phục hồi trong 10 tháng. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ tăng của ngành thép lại nhờ công lớn của xuất khẩu, chứ không phải là tiêu thụ trong nước. Theo Bộ Công thương, 10 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu mặt hàng thép xây dựng là 1,8 triệu tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 19,2% về lượng và tăng 12,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Việt cho biết, chưa có gì để hy vọng thị trường trong nước sẽ sáng lên trong năm 2014, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước nói chung và Pomina (đơn vị trực thuộc Thép Việt) nói riêng đang đẩy mạnh xuất khẩu để giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm và giảm thiểu áp lực chi phí khấu hao dây chuyền, chi phí quản lý… Năm 2013, Pomina xuất khẩu khoảng 130.000 tấn và dự kiến năm 2014 sẽ tăng khoảng 30%.

  
Ngành xi măng đã có một năm “vượt bão” thành công

Trong khi các ngành khác vẫn chật vật tìm đầu ra, thì ngành xi măng lại có một năm khá thành công. Một số doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch 11 tháng, thậm chí Xi măng FICO có mức tiêu thụ tăng 10% mỗi năm. Trong 4 năm hoạt động, chưa có năm nào FICO bị lỗ, hiện Công ty đang có lãi lũy kế khoảng 100 tỷ đồng. Tính đến ngày 5/12, Công ty đã hoàn thành kế hoạch sản lượng tiêu thụ cho cả năm 2013 và có 25 ngày cuối tháng 12 để vượt mức so với mục tiêu đề ra. Năm 2013, FICO đặt kế hoạch tiêu thụ 1,7 triệu tấn sản phẩm, dự kiến doanh thu khoảng 2.200 tỷ đồng, lợi nhuận 50 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Quang Trung, Tổng giám đốc Xi măng FICO cho biết, kế hoạch của Công ty vẫn đẩy mạnh tiêu thụ trong khối dân sinh ở các địa bàn truyền thống như TP. HCM, miền Đông và Tây Nam Bộ, đặc biệt là địa bàn Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.

Tuy nhiên, nhận định về triển vọng năm 2014, ông Trung lại khá thận trọng. “Khó mà dự báo thị trường trong 6 tháng tới sẽ như thế nào, nhưng đối với Xi măng FICO, nếu không có đột biến về yếu tố vĩ mô, thì năm 2014, việc đạt được kết quả như năm 2013 là trong tầm tay”, ông Trung đánh giá.

Nguồn: Báo Đầu tư *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?