Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Chiếc áo không làm nên thầy tu

09/05/2011 2:21:03 PM

Theo yêu cầu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN), một loạt doanh nghiệp có tham gia đầu tư bất động sản có tên “dầu khí” sẽ phải thay đổi tên họ, từ bỏ hai chữ nói trên ra khỏi danh xưng chính thức.

Thực tế hiện có rất nhiều đơn vị, như Công ty CP Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVR), Công ty CP Bất động sản điện lực Dầu khí (PVL), Công ty CP Bất động sản tài chính Dầu khí (PFL), Công ty CP Hồng Hà Dầu khí (PHH), Công ty CP Đầu tư thương mại Dầu khí Sông Đà (SDP), Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Nghệ An (PVA)… đang niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán và hai “chữ vàng” nói trên đem lại lợi thế không nhỏ cho họ trong mắt các nhà đầu tư.

Sở dĩ sắp tới họ phải thay tên, đổi họ bởi PVN chứng minh rằng những doanh nghiệp này dù tên gọi có từ “dầu khí” nhưng hoàn toàn không có quan hệ gì với PVN. Đến nay PVN cũng không còn nắm vốn tại những doanh nghiệp này. Đặc biệt sau “cú sốc” đầu tư ngoài ngành của Vinashin và sự nghi kỵ của dư luận rằng PVN cũng đang đổ vốn nhà nước vào bất động sản, PVN cũng không muốn “mang tiếng” nữa. Thực tế hiện PVN chỉ còn một đơn vị thành viên đầu tư và kinh doanh bất động sản là Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam mà PVN nắm giữ 41,21% vốn điều lệ và đang tiếp tục giảm xuống dưới 30%.

Theo quan sát của giới chuyên môn, không chỉ sợ “mang tiếng” mà chính PVN đã nhận ra sự nguy hiểm của việc ồ ạt đổ vốn vào bất động sản, nhất là khi Chính phủ chủ trương siết chặt tín dụng. Thị trường đang chứng kiến sự “tháo chạy” êm ái qua việc hàng loạt dự án công bố tỉ lệ chiết khấu lớn (2-10%) kèm các thủ pháp marketing, một việc chưa từng xảy ra. Cho nên việc “ông lớn” PVN đòi lại tên, đồng nghĩa với việc hàng loạt các công ty thành viên cấp con, cháu... đang đầu tư kinh doanh bất động sản sẽ mất lợi thế trong mắt khách hàng cũng như nhà đầu tư, bởi hai chữ “dầu khí” kia không chỉ thể hiện năng lực mà còn hàm chứa một sự bảo lãnh cao (về vốn) cho các dự án của họ.

Tuy PVN chưa đưa ra thời hạn cho việc thay tên, đổi họ và danh sách cụ thể những doanh nghiệp thuộc diện này, song tuyên bố đòi tên của PVN đang gây ra những bối rối. Âu cũng là bài học cho các đơn vị non trẻ muốn “đi nhanh”, bởi chiếc áo đâu đã làm nên thầy tu!

NQ _Theo, Pháp luật TP.HCM


 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?