Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

VICEM cánh chim đầu đàn ngành xi măng Việt Nam

30/08/2018 10:42:53 AM

Từ ngã ba sông Cấm - nơi nhà máy xi măng Việt Nam đầu tiên ra đời mang thương hiệu Xi măng Hải Phòng năm 1899, đến nay, gần 120 năm trôi qua, ngành xi măng Việt Nam ghi nhận nhiều bước phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước nói chung và ngành Xây dựng nói riêng. Tiên phong đi đầu là Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) - thương hiệu xi măng lớn nhất Việt Nam.

Xi măng Hải Phòng - khúc tráng ca

Một ngày mùa thu tháng 8, về thăm nôi cách mạng của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam - Nhà máy xi măng VICEM Hải Phòng - chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, bồi hồi xúc động và tự hào… Lịch sử ngành xi măng gần 120 năm thăng trầm đã ghi dấu những trang sử hào hùng. Nơi đây - bao thế hệ công nhân xi măng gắn bó cống hiến sức trẻ, trí tuệ của mình, góp phần sản xuất thật nhiều xi măng để xây dựng Tổ quốc. Nơi đây - biết bao thế hệ công nhân xi măng đã hy sinh để bảo vệ nhà máy XM trong công cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mà nếu chỉ riêng 2 lần chiến tranh, đế quốc Mỹ đã 24 lần bắn phá nhà máy, ném 1.706 quả bom các loại với gần 20 nghìn tấn bom… Nhưng mặc cho mưa bom bão đạn, mặc cho sự chống phá điên cuồng của thực dân, đế quốc, những người công nhân xi măng anh hùng, bất khuất đã làm nên lịch sử - lịch sử yêu nước, kiên cường, bất khuất.



Xi măng Việt Nam đang vững bước vươn tầm ra thế giới.


Nhà máy Xi măng Hải Phòng là cái nôi cách mạng. Nơi tổ chức Thanh niên cách mạng Đồng chí Hội ở nhà máy được thành lập với 12 hội viên (là 1 trong 2 chi bộ đoàn đầu tiên của cả nước). Nơi Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng của nhà máy được thành lập tháng 8/1929. Nơi Đội Xích vệ Đỏ của nhà máy được thành lập bảo vệ các tổ chức chính trị và lãnh đạo… Cũng tại nhà máy, ngày 08/01/1930 tổ chức cuộc đình công quy mô lớn, số lượng trên 2.000 người, đấu tranh với chủ Pháp đòi tăng lương, chống đánh đập, giảm giờ làm…

Sau chiến tranh chống Pháp, nhà máy X măng Hải Phòng trở thành đống đổ nát, hoang tàn, nhưng bằng ý chí quyết tâm và tinh thần lao động hăng say không mệt mỏi, chỉ trong 5 tháng tiếp quản, người công nhân, người thợ xi măng đã khôi phục và đưa nhà máy vào hoạt động. Đây là 1 kỳ tích bởi người Pháp dự đoán: Phải 3 năm sau nhà máy mới có thể ổn định và sản xuất trở lại.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ đổi mới, nhà máy Xi măng Hải Phòng là nhà máy xi măng duy nhất ở miền Bắc sản xuất và cung cấp xi măng cho công cuộc xây dựng đất nước (miền Nam có nhà máy Xi măng Hà Tiên được xây dựng năm 1960, khánh thành năm 1964) và trong gần 1 thế kỷ trước, thương hiệu con Rồng của Xi măng Hải Phòng đã nổi tiếng trong và ngoài nước.

Những bước tiến lịch sử…

Ngày 25/12/1899 kỹ sư Anbert Butin đã đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng nhà máy dưới sự chứng kiến của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer với công suất 20.000 tấn/năm thì 3 năm sau (năm 1902) nhà máy đi vào hoạt động, năm đầu sản xuất 12.000 tấn xi măng. Đến năm 1925 xây dựng xong 15 lò đứng công suất 150.000 tấn/năm; đến năm 1927 mở rộng sản xuất khởi công xây dựng 4 lò quay công nghệ ướt. 6 năm sau 4 lò quay này được hoàn thành và đi vào hoạt động, công suất 200 - 300 tấn/ngày. Năm 1939, XM Hải Phòng mang thương hiệu Rồng Xanh, Rồng Đỏ đã xuất khẩu 305.000 tấn xi măng sang Trung Quốc, Malaysia, Hà Lan, Ấn Độ, Philipines và Tân Tây Lan… Như vậy, cách đây hơn 90 năm về trước, Xi măng Hải Phòng đã là nhà máy xi măng sử dụng công nghệ hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ.

Từ năm 1993 đến nay, ngành xi măng đã có những bước phát triển vượt bậc với nhiều hình thức đầu tư như các nhà máy do Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), nhà máy xi măng do các bộ, ngành, doanh nghiệp tư nhân đầu tư, các nhà máy xi măng liên doanh với nước ngoài tạo nên 3 khối: Khối VICEM; khối liên doanh và khối các Tập đoàn tư nhân, nhà máy xi măng địa phương. Từ nước thiếu xi măng trầm trọng trước năm 1993, đến nay tổng công suất thiết kế đã tăng gấp nhiều lần. Việt Nam trở thành nước đứng đầu khối ASEAN về sản lượng xi măng và đứng thứ 5 thế giới về sản xuất và tiêu thụ xi măng với tổng công suất thiết kế gần 100 triệu tấn/năm.

Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, ngành xi măng đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước nói chung và ngành Xây dựng nói riêng. Công nghệ sản xuất xi măng có nhiều bước tiến vượt bậc, từ các nhà máy có công nghệ lò đứng đến nay hầu hết các nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại trên thế giới là công nghệ lò quay; sản xuất từ phương pháp ướt đến nay là phương pháp khô và đây cũng là ngành được đánh giá có nhiều sáng tạo và tiên tiến, hiện đại, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

VICEM - vươn tầm mạnh mẽ

Trong lịch sử phát triển 120 năm của ngành xi măng Việt Nam, Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho lịch sử phát triển của ngành và trở thành doanh nghiệp lớn nhất ngành xi măng Việt Nam hiện nay. Trong gần 40 năm xây dựng và phát triển, VICEM không ngừng lớn mạnh về công suất, chất lượng và thương hiệu, giữ vai trò là trụ cột của ngành xi măng Việt Nam, đảm nhận và hoàn thành nhiều trọng trách mà Chính phủ và Bộ Xây dựng giao.

Từ công suất 1,4 triệu tấn năm 1994, nay toàn VICEM sản xuất 19,8 triệu tấn clinker và tổng công suất nghiền xi măng lên đến 26 triệu với 10 nhà máy xi măng trải khắp chiều dài đất nước, từ vùng núi trung du miền Bắc có VICEM Sông Thao, miền đồng bằng có nhà máy VICEM Hoàng Thạch, Bút Sơn, miền Trung có VICEM Bỉm Sơn, Hoàng Mai… đến miền Nam là VICEM Hà Tiên…

Năm 2018 ghi dấu mốc VICEM bước vào giai đoạn phát triển chiều sâu; tái cấu trúc mạnh mẽ, đổi mới quản trị doanh nghiệp và cũng là năm Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam nhận 3 nhiệm vụ trọng tâm mà Thủ tướng Chính phủ và Tổ công tác của Thủ tướng giao là xây dựng kịch bản đóng góp 7 -10%, hướng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tiết kiệm tài nguyên, hiệu quả và giảm tác động môi trường; tái cấu trúc Tổng Công ty, kiểm soát tốt dòng tiền khắc phục nợ nội bộ và tăng năng suất lao động từ 7 - 10%; VICEM nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển ngành xi măng Việt Nam.

Đổi mới quản trị doanh nghiệp đã giúp VICEM phát triển lành mạnh và hiệu quả. 7 tháng đầu năm 2018, mức tăng trưởng của VICEM rất khả quan. Toàn hệ thống VICEM sản xuất đạt 11,73 triệu tấn clinker; sản xuất 13,4 triệu tấn xi măng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng sản phẩm tiêu thụ clinker và xi măng 7 tháng đầu năm 2018 đạt 16,25 triệu tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2017. VICEM đã thể hiện khả năng bám sát và đạt mục tiêu của Chính phủ giao khi kết thúc 8 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng sát nút 9%.

Theo Tổng giám đốc VICEM Bùi Hồng Minh, VICEM xác định việc tăng trưởng sản lượng doanh thu đóng góp vào tăng trưởng của ngành Xây dựng nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung dựa trên 2 trụ cột là phát huy tối đa nội lực và tận dụng năng lực sản xuất xã hội. VICEM đã và đang tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kết hợp với cải tiến chiều sâu, xử lý các nút thắt trong dây chuyền công nghệ để tối ưu hóa sản xuất, cải thiện năng suất thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm; sản xuất clinker vượt so với công suất thiết kế từ 5 - 6%...

Nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, VICEM đã và đang vươn tầm mạnh mẽ, tiếp tục khẳng định vị trí số 1 trong nền công nghiệp xi măng Việt Nam.

ximang.vn (TH/ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Xuất khẩu tăng mạnh - Xi măng Hà Tiên 1 cải thiện tỉnh hình tiêu thụ ()

7 tháng: Công ty CP Gang thép Thái Nguyên: Tiêu thụ gần 481.000 tấn thép cán ()

Bức tranh doanh nghiệp ngành khai thác đá xây dựng nửa đầu năm 2018 ()

6 tháng: Doanh thu Xi măng La Hiên tăng 20% ()

Hải Phòng: Doanh nghiệp sản xuất xi măng mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh ()

Bức tranh chứng khoán DN xi măng không được khả quan ()

Xi măng Quán Triều khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định ()

Tiêu thụ tốt tác động tích cực đến các doanh nghiệp xi măng ()

Quý II: Xi măng Hà Tiên 1 lãi cao, chi phí tài chính giảm ()

Quý II: Xi măng Bỉm Sơn báo lãi sau thuế gần 22 tỷ đồng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?