Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Thị trường xi măng thách thức các doanh nghiệp trong nước

08/03/2018 4:35:12 PM

Theo thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), năm 2017, ngành này đang phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế bởi sức ép từ việc gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc và Thái Lan. Điều này sẽ trở thành thách thức cho các doanh nghiệp trong nước ngay nếu không tìm được hướng phát triển phù hợp.

Năm 2017, tổng công suất thiết kế của các nhà máy xi măng trong nước đạt khoảng 100 triệu tấn, tổng sản lượng tiêu thụ đạt 81 triệu tấn, tiêu thụ trong nước đạt hơn 60 triệu tấn, 21 triệu tấn xuất khẩu. Việc Trung Quốc và Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu trong quý II và III/2017 đã tạo ra không ít khó khăn cho thị trường trong nước vốn đã có quá nhiều sự cạnh tranh.

Theo Vụ Vật liệu Xây dựng, Bộ Xây dựng, chi phí năng lượng có xu hướng tăng như giá than tăng 10%, giá điện tăng 6% và dự báo thị trường bất động sản có thể chững lại trong 2018 sẽ kéo theo thị trường xi măng trong nước có thể dư cung tới 25 - 30%. Do đó, việc tìm ra hướng đi ổn định cho các doanh nghiệp trong nước rất quan trọng, trong đó có thương hiệu Xi măng Nghi Sơn.

Năm vừa qua, tổng lượng tiêu thụ của Xi măng Nghi Sơn đạt gần 5 triệu tấn. Tây Nguyên và miền Trung là những thị trường tiềm năng với các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ, điều phối sản phẩm và hỗ trợ thị trường.

Bằng việc xây dựng trạm phân phối tại thị trường mục tiêu, đầu tư xây dựng đội tàu chuyên dụng chở xi măng rời, cung cấp nguồn hàng ổn định, Nghi Sơn luôn đạt được lượng tiêu thụ ổn định.

Theo ông Hideaki Asakura, Tổng Giám đốc Công ty Xi Măng Nghi Sơn, điều này xuất phát từ cả sự thành công về chiến lược kinh doanh và giá trị cốt lõi của Công ty. Từ những ngày đầu, công ty tập trung vào chất lượng sản phẩm, song song với phát triển quan hệ khách hàng và hệ thống phấn phối.

"Xi măng Nghi Sơn đã hoạt động trong ngành xi măng hơn 20 năm và góp mặt trong những dự án hạ tầng lớn của Việt Nam. Để làm được điều đó, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và ổn định là chính sách hàng đầu của chúng tôi", tổng giám đốc công ty nói.

Ông Hideaki Asakura, Tổng Giám đốc Công ty Xi Măng Nghi Sơn.

Đi vào hoạt động từ năm 2000 với hai cổ đông Nhật Bản lớn là Công ty vật liệu Mitsubishi và Tập đoàn Xi măng Taiheiyo, ngay từ ban đầu, thương hiệu Xi măng Nghi Sơn được định vị là dòng sản phẩm có chất lượng cao theo tiêu chí của người Nhật, đi kèm với mức giá ổn định và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo.

Để đảm bảo tiêu chí này, ngay từ đầu, Xi măng Nghi Sơn đã được cung cấp hệ thống thiết bị Nhật Bản hiện đại như dây chuyền sản xuất được thiết kế và cung cấp đồng bộ bởi tập đoàn Mitsubishi - Nhật Bản; mỗi dây chuyền có công suất 5.800 tấn clinker một ngày; thiết bị tiền nung kiểu tầng sôi. Công nghệ này giúp phân hủy đạt hiệu suất cao ngay cả nhiên liệu khó bắt cháy, qua đó quá trình nung kết clinker sẽ duy trì được tính ổn định, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Năm 2018, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ duy trì được mức tăng trưởng ổn định, kéo theo ngành xây dựng, vật liệu xây dựng vẫn có cơ hội để phát triển. "Việc các doanh nghiệp xi măng trong nước như Nghi Sơn kịp thời điều phối lại thị trường, tập trung đẩy mạnh phát triển các hệ thống logistics, phân bố lại sản phẩm cho các thị trường tiêu thụ, phát triển mạnh hệ thống đại lý sẽ giúp công ty chinh phục thị trường", đại diện công ty nhấn mạnh.

Quỳnh Trang (TH/ VnExpress)

 

Các tin khác:

QNC đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn ()

Vicem Hải Phòng duy trì lò nung đỏ lửa ngay trong dịp Tết ()

Công ty CP vật liệu xây dựng Bỉm Sơn vươn mình trên vùng đất công nghiệp trẻ ()

Xi măng Quán Triều duy trì hoạt động sản xuất dịp Tết Nguyên đán ()

Giá trị hàng tồn kho của Vicem Bỉm Sơn tăng vọt lên 877 tỷ đồng ()

Vicem Bút Sơn: Ảnh hưởng lớn từ tỷ giá, năm 2017 lãi trước thuế vỏn vẹn 5 tỷ đồng ()

Xi măng La Hiên: Lợi nhuận quý IV tăng gấp 2,5 lần ()

Năm 2017: Xi măng Hà Tiên 1 báo lãi giảm 40% ()

Xi măng Đồng Lâm: Phát triển sản xuất với chia sẻ lợi ích cộng đồng ()

Năm 2017: Vicem Hoàng Thạch nộp ngân sách Nhà nước 355 tỷ đồng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?