Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Doanh nghiệp VLXD hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giải ngân vốn đầu tư công

26/03/2024 3:39:23 PM

» Đầu tư công được coi là động lực tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động. Việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công kỳ vọng sẽ tạo ra các tác động lan tỏa đến nhiều nhóm ngành như Vật liệu xây dựng, Xây dựng, Bất động sản dân cư, Bất động sản khu công nghiệp và Logistics.

Theo Bộ Tài chính, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 là 657.000 tỷ đồng, tăng 12% so với thực hiện năm 2023 và bằng 95% kế hoạch năm 2023. Trong 2 tháng đầu năm nay, giá trị giải ngân đầu tư công tiếp tục khởi sắc khi ước đạt gần 60.000 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ.

Năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu đẩy mạnh xây dựng công trình giao thông trọng điểm, tập trung thực hiện các đại dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, sân bay Long Thành, Vành đai 3 TP.HCM, Vành đai 4 Hà Nội, 3 cao tốc phía Nam.


Việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công kỳ vọng sẽ tác động đến nhiều nhóm ngành như Vật liệu xây dựng, Xây dựng, Bất động sản dân cư, Bất động sản khu công nghiệp và Logistics. Ước tính, nếu giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% so với năm trước thì GDP tăng thêm 0,058%. Theo đó, Vật liệu xây dựng và Xây dựng hạ tầng là 2 nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giải ngân vốn đầu tư công. Trong khi đó, các nhóm ngành hưởng lợi gián tiếp là Bất động sản dân cư, Bất động sản khu công nghiệp và Logistics.

Nhóm vật liệu xây dựng (thép, đá, xi măng, nhựa đường) được hưởng lợi trực tiếp ngay sau giai đoạn giải phóng mặt bằng, bước vào triển khai dự án cho đến khi hoàn thành hoạt động xây dựng dự án. Với ngành Thép, các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thép cho các dự án đầu tư công, hạ tầng giao thông sẽ hưởng lợi nhờ nhu cầu tiêu thụ thép gia tăng. 

Tương tự, với các ngành mà chi phí vận chuyển tác động lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp như xi măng và đá xây dựng, các doanh nghiệp có thị phần lớn và có vị trí gần các dự án đang triển khai sẽ được hưởng lợi tốt hơn phần còn lại của ngành. Đặc biệt, đối với ngành Đá xây dựng, hiện nay tại nhiều dự án đầu tư công như cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, sân bay Long Thành… đang có tình trạng thiếu nguồn đất phục vụ san lấp. Do đó, các doanh nghiệp ngành Đá, sở hữu các mỏ đá với trữ lượng lớn, vị trí nằm gần các dự án trọng điểm kỳ vọng sẽ được hưởng lợi.


Công trường dự án Sân bay Quốc tế Long Thành.

Về mức độ cải thiện biên lợi nhuận của doanh nghiệp, giá nguyên vật liệu đầu vào (quặng sắt, than cốc) giảm mạnh từ đầu năm trong khi giá thép, sản lượng tiêu thụ thép dự kiến phục hồi nhờ giải ngân đầu tư công và thị trường bất động sản khởi sắc sẽ giúp biên lợi nhuận của các doanh nghiệp thép được cải thiện.

Đối với các doanh nghiệp ngành Xi măng, dự kiến kết quả kinh doanh sẽ vẫn khó khăn trong năm 2024. Tuy nhiên, biên lợi nhuận phục hồi dần từ nửa cuối năm nay trên mức nền thấp 2023 nhờ giá than đầu vào dự báo giảm 24% so với cùng kỳ và sản lượng tiêu thụ cải thiện nhẹ. Đối với doanh nghiệp đá xây dựng, kỳ vọng giá đá xây dựng duy trì ở mức cao do nguồn cung thiếu hụt sẽ giúp biên lãi gộp ổn định.

Bên cạnh ngành Vật liệu xây dựng, nhóm xây dựng hạ tầng cũng được đánh giá hưởng lợi trực tiếp khi thi công các dự án đầu tư công trọng điểm. Cụ thể, một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm như cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1 và 2, sân bay Long Thành, vành đai 3 TP.HCM, vành đai 4 - Vùng Thủ đô, dự án đường dây điện 500 kV mạch 3 được triển khai sẽ giúp các nhà thầu xây dựng cải thiện kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, có một số yếu tố cần lưu ý của ngành tới từ việc cân đối dòng tiền; thiếu hụt và biến động giá nguyên vật liệu xây dựng.

ximang.vn (TH/ CafeLand)

 

Các tin khác:

Doanh nghiệp ngành Xây dựng gặp khó khăn do thị trường trầm lắng ()

Doanh nghiệp VLXD đẩy mạnh xúc tiến thương mại, chờ tín hiệu tốt từ thị trường ()

Xi măng Mai Sơn tập trung ổn định sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường ()

Năm 2023: Lợi nhuận sau thuế của Xi măng Chinfon đạt 34,2 tỷ đồng ()

Vicem Sông Thao nỗ lực sản xuất, hoàn thành mục tiêu ()

Thanh Hóa: Doanh nghiệp sản xuất VLXD tăng cường tìm kiếm đơn hàng ()

Phú Thọ: Doanh nghiệp vật liệu xây dựng phục hồi sản xuất ()

Quý 4: 13/17 doanh nghiệp xi măng ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan ()

Lợi nhuận sụt giảm, doanh nghiệp VLXD thận trọng đặt mục tiêu SXKD ()

Nhiều doanh nghiệp xi măng ghi nhận lỗ trong quý 4 ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?