Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

DN sắt thép, xi măng Việt Nam hưởng lợi do Trung Quốc khủng hoảng thiếu điện

14/10/2021 1:33:46 PM

Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng dẫn đến việc thu hẹp sản xuất một số ngành như thép, xi măng. Trong báo cáo cập nhật mới đây, VnDirect cho rằng, việc thiếu hụt nguồn cung thép, xi măng tạm thời từ Trung Quốc sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam, tối thiểu đến hết quý 4/2021.

Trung Quốc thiếu điện đến hết quý 4/2021

Sản xuất công nghiệp Trung Quốc phục hồi quá nhanh sau đại dịch đã gây áp lực lên hệ thống điện quốc gia. Theo Tân Hoa Xã, tiêu thụ điện của Trung Quốc đã tăng 13,5% so với cùng kỳ trong 8 tháng đầu năm 2021, tuy nhiên sản lượng điện lại chỉ tăng 10,1% so với cùng kỳ. 
Tình trạng mất cân bằng cung - cầu này chủ yếu do các nhà máy nhiệt điện cắt giảm sản lượng để tránh thua lỗ trong bối cảnh giá nhiên liệu đầu vào tăng cao và thời tiết bất lợi khiến sản lượng điện tái tạo không đạt kỳ vọng. 

Tình trạng thiếu điện trở nên trầm trọng hơn trong tháng 9/2021 khi có 17/31 tỉnh/khu vực tại Trung Quốc thông báo về tình trạng cắt điện.

Khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn đến nhóm các ngành thâm dụng điện, bao gồm thép và xi măng. Nhiều nhà sản xuất đã nhận được yêu cầu cắt giảm công suất để tiết kiệm năng lượng, nhất là trong bối cảnh lo ngại không đủ điện để giữ ấm khi mùa đông đang đến gần. Đáng chú ý, phần lớn sản lượng thép và xi măng của Trung Quốc tập trung ở các khu vực thiếu điện sản xuất như Hà Bắc, Sơn Đông, Liêu Ninh...đây đều là những nơi bị cắt điện.  
Sản lượng sản xuất thép - xi măng của Trung Quốc trong tháng 8/2021 đã giảm lần lượt 12,2 - 4,3% so với cùng kỳ, và thấp hơn 14,2 - 8,7% so với trung bình quý 2/2021. Nguồn cung giảm quá nhanh đã khiến ngành thép - xi măng Trung Quốc rơi vào tình trạng mất cân đối cung - cầu tạm thời. Xu hướng này dự báo sẽ tiếp diễn tối thiểu đến hết quý 4/2021 khi sản lượng điện tại Trung Quốc chưa có dấu hiệu sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.


Mức tồn kho thép và xi măng tại Trung Quốc đều đang ở mức thấp nhất kể từ đầu năm và giá bán các mặt hàng này có dấu hiệu tăng đáng kể từ tháng 8/2021. Do đó, Trung Quốc đang gặp tình trạng thiếu hụt nguồn cung vật liệu xây dựng tạm thời và xu hướng này sẽ tối thiểu tiếp tục trong quý 4/2021 khi sản lượng điện dùng cho sản xuất tại quốc gia này chưa có dấu hiệu hồi phục.

Doanh nghiệp nào hưởng lợi?

Chứng khoán VnDirect cho rằng, các nhà xuất khẩu vật liệu xây dựng Việt Nam đang được hưởng lợi khi quốc gia láng giềng thiếu hụt nguồn cung tạm thời. Trong đó, HPG và BCC sẽ là hai doanh nghiệp được hưởng lợi lớn chính nhờ tỷ trọng xuất khẩu thép xây dựng và xi măng sang thị trường này. Còn các doanh nghiệp tôn mạ sẽ được hưởng lợi gián tiếp khi áp lực cạnh tranh từ tôn mạ Trung Quốc tại các thị trường xuất khẩu khác giảm.

Sản lượng thép - xi măng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong tháng 8 - 9 so với giai đoạn tháng 5 - 7 trước đó, cùng lúc thời điểm các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại Trung Quốc bị yêu cầu cắt giảm công suất do thiếu điện. 


Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên lưu ý rằng trạng thái cân bằng cung - cầu các sản phẩm thép - xi măng có thể sẽ sớm được thiết lập trong năm 2022 khi giới chức Trung Quốc đang đề xuất nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt điện hiện nay như tăng sản lượng khai thác than nội địa; tăng giá thu mua điện, hỗ trợ các nhà máy nhiệt điện hoạt động trở lại… Do đó, tiềm năng xuất khẩu vật liệu xây dựng mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ là ngắn hạn.

Tại Việt Nam, rủi ro về khả năng thiếu hụt điện sản xuất do giá than tăng cao ở mức thấp nhờ thủy điện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng công suất phát điện của Việt Nam năm 2020, khoảng 30% và (2) hiện tượng La Nina (mưa nhiều) được kỳ vọng sẽ tiếp tục cho đến hết quý 1/2022, đảm bảo lượng nước cho các nhà máy thủy điện.

ximang.vn (TH/ VnEconomy)

 

Các tin khác:

Doanh nghiệp xi măng gặp khó tại thị trường trong nước ()

Xi măng Tân Quang khẳng định vị thế trên mặt trận kinh tế ()

Doanh nghiệp bất động sản tìm phương án khi giá vật liệu tăng ()

Quảng Ninh: Gỡ khó cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ()

Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch nộp ngân sách tăng trên 6% ()

Vicem Hải Phòng không để sản xuất, kinh doanh đình trệ ()

Vicem Hoàng Thạch nộp ngân sách 99,5 tỷ đồng ()

Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh tìm hướng phát triển sản phẩm mới ()

Doanh nghiệp xi măng chủ động ứng phó với áp lực ()

Vicem Bút Sơn đổi mới công nghệ, đảm bảo môi trường, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?