Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Bất động sản & mô hình G4

01/07/2013 3:36:02 PM

Quay về thị trường địa ốc đã hơn 10 năm nay, nhưng Công ty kỹ nghệ gỗ Trường Thành chỉ có được 2 dự án bất động sản sử dụng sản phẩm gỗ của công ty. Điều đó đã thay đổi sau một buổi gặp mặt giữa ông Võ Trường Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành với Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Việt Á cùng các khách hàng của ngân hàng này. Trong đó, có Tổng Giám đốc Công ty ECI Sài Gòn và Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh.

     
Với mô hình liên kết 4 nhà trong bất động sản, các doanh nghiệp có thể tận dụng thế mạnh của mỗi bên.

Sau buổi gặp mặt này, ông Thành đã có được hợp đồng cung ứng sản phẩm ván sàn và đồ nội thất cho 2 dự án chung cư của Công ty Đất Xanh.

Quan trọng hơn là ý tưởng hình thành một liên minh 4 nhà đã ra đời và được hiện thực hóa bằng những bản hợp đồng thỏa thuận chiến lược chỉ sau 1 tuần. “Tôi gọi mô hình hợp tác này là nhóm G4. Hy vọng trong tương lai có thể tăng lên là G5, G6 hay G7”, ông Lương Trí Thìn, Tổng Giám đốc Đất Xanh, nói.

Nội dung 3 bản thỏa thuận hợp tác chiến lược được các bên tham gia ký kết chéo với nhau. Mục tiêu của việc hợp tác được cụ thể hóa bằng những cam kết như ưu tiên sử dụng các sản phẩm dịch vụ của bên kia. Thời gian hợp tác tối thiểu 5 năm và có thể kéo dài hơn.

Theo ông Thìn, liên kết này là nền tảng để Đất Xanh xây dựng hệ thống các đơn vị cung ứng sản phẩm và dịch vụ phát triển dự án với giá thấp, chất lượng tốt và cung ứng nhanh. Đây chính là điều kiện để Đất Xanh thực hiện dự án đúng tiến độ, đồng thời cung cấp cho thị trường những sản phẩm địa ốc hoàn chỉnh với chất lượng và giá bán tốt.

Trong khi đó, ông Thành, Công ty Gỗ Trường Thành, cho rằng với những bước đi mới, cụ thể là tham gia liên minh trong chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng và cung ứng vật liệu xây dựng nội thất, Trường Thành có thể tăng lượng hàng bán ra trên thị trường nội địa trong thời gian tới.

Không chỉ có nhóm G4 của Đất Xanh, ECI, Việt Á, Trường Thành, những nhóm doanh nghiệp theo mô hình 4 nhà cũng đang được hình thành. Tại hội nghị kỷ niệm 10 năm thành lập Hiệp hội Bất động sản Việt Nam hồi cuối tháng 5, đại diện Tập đoàn Thiên Thanh cũng đã đưa ra mô hình và cách vận hành của chuỗi “4 nhà” trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Đó là nhà sản xuất/phân phối (1) cung cấp hàng hóa đến người mua là nhà thầu/nhà đầu tư (2) thông qua nhà tổ chức cung ứng (3) vật liệu xây dựng, có sự tham gia bảo lãnh thanh toán và/hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc cho vay tái sản xuất kinh doanh của ngân hàng (4).

Với mô hình liên kết này, Thiên Thanh sẽ là nhà cung ứng vật liệu xây dựng, trong khi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các bên liên quan và kết nối mạng lưới khách hàng tiềm năng trên cả nước.

Về mô hình này, ông Phan Thành Mai, Phó Tổng Giám đốc thường trực Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, cho rằng việc phối hợp chặt chẽ 4 nhà sẽ tạo ra nhiều giá trị có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh thị trường khó khăn như hiện nay. Nhà thầu/nhà đầu tư sẽ được hưởng chính sách giá cạnh tranh hơn. Nhà phân phối có kế hoạch kinh doanh ổn định, tạo công ăn việc làm ổn định. Ngân hàng thì tăng được tín dụng. Còn nhà tổ chức cung ứng có thể được hưởng chiết khấu cao do gộp được doanh số của nhiều đơn vị.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng trong khi các doanh nghiệp trong nước đang tìm kiếm đối tác nước ngoài để hợp tác, hoặc sang nhượng dự án thì việc liên doanh liên kết để cùng tập trung nguồn lực, tận dụng thế mạnh của mỗi bên là giải pháp sống còn của doanh nghiệp bất động sản. “Ý tưởng này từng được Hiệp hội và Ngân hàng BIDV đưa ra từ năm 2010 nhưng cho đến nay mới được một số doanh nghiệp áp dụng”, ông nói.

Xu hướng liên kết giữa các doanh nghiệp bất động sản đã xuất hiện một vài năm trước, nhưng chỉ mới dừng lại ở những cái bắt tay của 2 doanh nghiệp bất động sản, chứ chưa phải là liên kết nhóm với sự tham gia của các định chế tài chính hay ngân hàng.

Mặc dù mô hình liên kết nhóm này có thể tác động tích cực đến thị trường bất động sản, nhưng xu hướng liên kết có ngân hàng tham gia cũng làm cho một số người lo ngại. “Trước đây việc các ngân hàng cho vay dễ dãi đối với lĩnh vực bất động sản đã gây ra hệ lụy xấu. Nếu không kiểm soát tốt, xu hướng liên kết có ngân hàng tham gia có thể dẫn đến việc hình thành các nhóm lợi ích mới, tạo ra nguy cơ mới trên thị trường”, một chuyên gia tài chính (không muốn nêu tên) nhận xét.

Theo Nhịp cầu Đầu tư *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?