Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bài học kinh nghiệm

Vietbuild 2012: Cơ hội phát triển giao thương cho doanh nghiệp xây dựng

23/03/2012 4:10:28 PM

Trong khi nền kinh tế vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng, thì triển lãm Vietbuild 2012 với chủ đề: “Xây dựng - VLXD - BĐS và trang trí nội thất” vẫn đón nhận sự tham gia của đông đảo các DN. Với nhiều nét mới hơn trong việc trưng bày triển lãm cũng như các hoạt động hội thảo giới thiệu sản phẩm công nghệ mới, xúc tiến đầu tư giao thương… Vietbuild Hà Nội năm nay hy vọng mang đến một luồng gió mới trong ngành Xây dựng Việt Nam.




Lồng ghép giới thiệu dự án BĐS và triển lãm VLXD


Vietbuild năm nay đánh dấu sức hút của mình khi mà vẫn có đến 84% các DN truyền thống, gắn bó liên tục trên 10 năm qua tham dự với các gian hàng được đầu tư công phu, hoành tráng. Thăm quan tại các gian hàng, có thể nhận thấy rõ sự khác biệt của Vietbuild năm nay so với các năm trước, đó là sự tham gia nhiều hơn của việc lồng ghép dự án BĐS với VLXD. Lý giải về điều này, ông Nguyễn Đình Hùng - Cty CP hội chợ triển lãm quốc tế AEC cho biết: “Có một điều mà chúng tôi cũng không ngờ rằng, triển lãm Vietbuild Hà Nội cuối năm 2011 về chủ đề BĐS vừa qua, các DN thấy được hiệu quả rất tốt. Nhiều dự án BĐS tiêu thụ ngay tại triển lãm và đó là dư âm, niềm hy vọng để các DN đến với Vietbuild năm nay. Chính vì thế, điểm đặc biệt của triển lãm kỳ này, các DN không chỉ giới thiệu VLXD mà còn lồng ghép giới thiệu dự án BĐS và hy vọng rằng BĐS phát triển thì VLXD mới phát triển. Đây có thể coi là hiệu quả mà Vietbuild mang lại để các DN hy vọng có thêm nhiều đối tác, phương án chuyển giao công nghệ… để cùng vượt qua khó khăn, cũng như chuẩn bị cơ hội mới và hy vọng rằng trong phát triển bền vững phải có liên kết thì chúng ta mới phát triển”.

Tuy DN truyền thống tham dự trở lại rất đông, nhưng không phải vì thế mà sản phẩm của họ là cũ. Có thể thấy, hầu hết các sản phẩm trưng bày tại triển lãm đã được các DN nghiên cứu và sản xuất từ cuối năm 2011, đầu năm 2012 với các sản phẩm có mẫu mã, tính năng và chất lượng cao. Đó là những sản phẩm gạch, gạch men, ngói, ngói màu, sắt, kính, bê tông, tấm lợp, vật liệu cách âm, cửa kéo tự động, cửa chống cháy tự động, cửa nhựa uPVC, gốm sứ các loại, các sản phẩm sơn… BTC khẳng định sẽ duy trì chủ trương của mình đó là hướng các DN phát triển các sản phẩm theo hướng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, phát triển bền vững chính vì thế Vietbuild lần này ngoài một buổi giới thiệu sản phẩm mới VLXD, thiết bị cửa khóa, sơn… thì Ban Tổ chức còn có những buổi hội thảo giới thiệu bê tông nhẹ, gạch AAC tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

Sức thu hút mạnh mẽ của Vietbuild năm nay được Ban Tổ chức cho biết rằng còn có nhiều đoàn tham quan trong và ngoài nước đến với các gian hàng. “Chúng tôi rất mừng khi chưa diễn ra triển lãm mà đã có nhiều đoàn của các DN, các tỉnh, các nước đăng ký đến tham quan. Và trong triển lãm lần này, chúng tôi sẽ tiếp đón các đoàn khách từ Trung Quốc, Malaysia, Pakistan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Đức… và các đoàn trong nước từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình, Bắc Ninh, Nghệ An, Vĩnh Phúc… Hy vọng rằng triển lãm Vietbuild sẽ đồng hành với sự phát triển của ngành Xây dựng, tạo nên một luồng gió mới, đáp ứng nhu cầu thị trường”, ông Hùng chia sẻ.

Mang đậm hơi thở cuộc sống

Có thể nhận thấy rằng, từ nửa cuối năm 2011 và đầu năm 2012 thị trường VLXD xuất hiện rất nhiều sản phẩm mới, công nghệ mới. Mỗi sự thay đổi về sản phẩm khi tham gia trưng bày ở Vietbuild hay bất kỳ một hội chợ nào cũng là một sự đầu tư lớn về chuyển đổi công nghệ của các DN, để từ sản phẩm truyền thống các DN đã biết nâng lên chất lượng cao hơn với những sản phẩm mới hoàn toàn. Nhận định về vấn đề này, TS Nguyễn Quang Cung - Phó chủ tịch Hội VLXD Việt Nam, thành viên Ban Tổ chức tại Vietbuild cho biết: Hiện nay, một xu hướng đang phát triển là các DN đi vào sản xuất các sản phẩm truyền thống nhưng được hoàn thiện bằng công nghệ mới đến mức cao đột biến. Ví dụ, một DN sản xuất gạch năm trước khi tham gia Vietbuild họ trình diễn sản phẩm của mình sản xuất bằng công nghệ Nano (sản phẩm phẳng bề mặt, không tì vết, độ cứng tăng lên). Nhưng năm nay, lại trưng bày công nghệ sản xuất gạch đỏ bán dẻo từ đất đồi. Với công nghệ bình thường, thì độ ẩm của nó là 21%, nhưng với công nghệ này chỉ cần độ ẩm 16%. Và tất nhiên sử dụng công nghệ này sẽ nâng cao chất lượng và giảm giá thành, để phục vụ người dân tốt hơn. Hoặc là cách đây 50 - 60 năm, Việt Nam đi sớm trong việc chống sử dụng sợi a-mi-ăng trong tấm lợp và đã nghiên cứu rất nhiều sợi thủy tinh để thay vào tấm lợp nhưng không thành công, trên thế giới cũng không thành công. Tuy nhiên, tại Vietbuild lần này sẽ có một buổi hội thảo báo cáo bê tông gia cường bằng sợi thủy tinh… Điều đó cho thấy có rất nhiều công nghệ mới, làm thay đổi, tạo nên sức sống cho ngành VLXD nhằm hạ giá thành khi mà việc nguyên liệu sử dụng giảm đi đáng kể.

Thông qua triển lãm Vietbuild, còn thấy được rằng đây được coi như một sân chơi thu nhỏ, phản ánh được hơi thở cuộc sống, phản ánh thực tế của DN, bởi khi thị trường có nhu cầu gì mới thì ngay lập tức, ở Vietbuild sẽ xuất hiện. Trong khi Hà Nội và TP.HCM đang loay hoay tìm kiếm giải pháp quản lý, xây dựng bãi đỗ xe thì tại Vietbuild năm nay, có những gian hàng trưng bày quản lý bãi đỗ xe mà dư luận đang rất quan tâm. Hoặc là trong năm 2011 hầu hết các cơ quan thông tấn báo chí đều tuyên truyền phát triển mạnh mẽ cho vật liệu không nung. Và đã xuất hiện nhiều nhà đầu tư cho sản phẩm này cũng như nghiên cứu những công cụ thi công vật liệu không nung nhanh gọn, hiệu quả. Để khách hàng hiểu hơn về sản phẩm, tại triển lãm này các công cụ thi công cho vật liệu xây không nung cũng xuất hiện… Hay cũng tại triển lãm đã bắt đầu xuất hiện các loại sơn sần thay thế cho sơn bóng - một xu hướng đang được phát triển rộng rãi hiện nay… Tất cả những điều đó, để chứng minh một điều các DN của chúng ta rất nhạy cảm với thời cuộc và thông qua Vietbuild thì các DN nhanh chóng đưa sản phẩm đến với khách hàng và gây dựng thương hiệu của mình.

Triển lãm Vietbuild Hà Nội 2012 thu hút sự tham gia của 450 DN với 1.350 gian hàng, trong đó có 209 DN trong nước, 166 DN liên doanh và 75 DN, các tập đoàn đến từ 19 quốc gia và khu vực như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Indonesia, Thai Lan, Italia… Nhìn vào các gian hàng nước ngoài tham gia năm nay, có thể thấy so với năm 2011, các DN nước ngoài tham gia đông hơn, nhất là các DN Trung Quốc. Đó là những DN lớn, tiêu biểu có thương hiệu và được chuẩn bị rất kỹ chương trình khi đến với thị trường Việt Nam về xây dựng và BĐS. Ngoài việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, các DN còn tổ chức hội nghị giới thiệu thiết bị công nghệ mới… Bên cạnh đó, các hội thảo chuyên ngành liên tục sẽ diễn ra giữa các tập đoàn kinh tế, các DN trong và ngoài nước. Trong khi đó, nhiều đề tài mới về khoa học và trang trí nội ngoại thất theo hướng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường cũng được diễn ra.

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?