Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bài học kinh nghiệm

Giải quyết vướng mắc trong việc di dời nhà máy Xi măng Long Thọ

23/06/2015 10:47:42 AM

Theo kế hoạch của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty CP Long Thọ phải chấm dứt việc đốt lò trước tháng 6/2015 và hoàn thành việc di dời nhà máy Xi măng Long Thọ vào tháng 6/2016. Tuy nhiên đến nay, việc dừng lò và di dời nhà máy ra khỏi khu dân cư vẫn là bài toán khó.


Hoạt động sản xuất của nhà máy Xi măng Long Thọ.

Liên quan đến sự chậm trễ trong công tác di dời nhà máy, ông Nguyễn Văn Trung, Tổng Giám đốc Công ty CP Long Thọ cho biết, việc di dời nhà máy Xi măng Long Thọ ra khỏi địa bàn thành phố theo chủ trương của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là phù hợp với quy hoạch kinh tế vùng và sự phát triển kinh tế du lịch tại địa bàn, nhưng lại là thách thức lớn đối với doanh nghiệp và lực lượng lao động của đơn vị.

Việc di chuyển nhà máy đến một điểm khác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ trước đến nay, hiệu quả kinh doanh của Công ty chủ yếu nhờ vào việc nung luyện clinker, khai thác đá. Sau khi di dời cơ cấu sản phẩm sẽ có nhiều thay đổi, hiệu quả kinh doanh sẽ thấp do phải gánh thêm chi phí di dời. Khi tiến hành di dời, hầu hết tài sản hiện có đều không thể di chuyển được nên thiệt hại lớn đến Công ty và người lao động, cổ đông. Di chuyển nhà máy, nhà máy Xi măng Long Thọ không chỉ đối mặt với nguy cơ mất lao động mà còn tốn thêm hàng tỷ đồng giải quyết chính sách hỗ trợ thôi việc cho lao động.

Khi thực hiện di dời, công việc sản xuất sẽ dừng trong một thời gian dẫn đến việc không thể đưa sản phẩm ra thị trường, Công ty sẽ đứng trước nguy cơ mất đối tác, mất thị phần đã dày công gây dựng nhiều năm. Ngoài ra, việc chuyển địa điểm của nhà máy Xi măng Long Thọ thành khu du lịch đã có từ lâu, nhưng trong quá trình triển khai gặp khó khăn về vốn nên đến giờ dự án phát triển khu du lịch tại đây vẫn chỉ ở trên giấy.

Để dừng hoạt động của nhà máy, Công ty phải giải quyết thôi việc cho khoảng 210 lao động trực tiếp, ngoài ra có 40 lao động gián tiếp sẽ bị ảnh hưởng. Còn theo đúng lộ trình cuối tháng 6 này, nhà máy Xi măng Long Thọ phải dừng lò nung clinker, đồng nghĩa với 150 lao động bị mất việc. Đa số công nhân hoạt động tại lò nung đều làm việc lâu năm, đã lớn tuổi nên rất khó tìm kiếm việc làm.

Năm 2010, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch di dời nhà máy Xi măng Long Thọ ra khỏi thành phố. Cụ thể theo kế hoạch này, từ năm 2010 - 2012 chuẩn bị các điều kiện để di dời. Năm 2013 không đốt lò xi măng, giảm sản lượng sản xuất từ 200.000 tấn/năm xuống còn 100.000 tấn/năm, duy trì trạm nghiền xi măng, sản xuất gạch lát Terazzo, tiến hành xây dựng khu du lịch để giải quyết lao động; chấm dứt việc gây ô nhiễm môi trường.

Năm 2014 hoàn thiện phần xây dựng khu du lịch tại Long Thọ và di dời trạm nghiền xi măng. Năm 2015 di dời toàn bộ, chấm dứt hoạt động sản xuất vật liệu tại khu vực Long Thọ, phường Thuỷ Biều.

Theo lộ trình, đến năm 2013, Công ty CP Long Thọ đã di dời nhà máy sản xuất gạch Terazzo, ngói màu, tấm lợp fibro xi măng về tại cụm công nghiệp Thuỷ Phương (thị xã Hương Thuỷ), còn việc di dời trạm nghiền đến nay Công ty vẫn chưa thực hiện.
Năm 2014, UBND tỉnh có công văn yêu cầu Công ty CP Long Thọ phải dừng đốt lò vào tháng 6/2015 và hoàn thành di dời vào tháng 6/2016. Tuy nhiên đến nay, việc di dời nhà máy Xi măng Long Thọ ra khỏi khu vực thành phố vẫn gây lúng túng cho công ty và các sở, ngành liên quan.

Tại buổi làm việc giữa UBND tỉnh với Công ty CP Long Thọ vào ngày 11/6/2015, đại diện lãnh đạo các sở, ban hữu quan đã có nhiều ý kiến đến vấn đề di dời nhà máy Xi măng Long Thọ ra khỏi khu vực thành phố. Vì là đơn vị đầu tiên thực hiện việc di dời theo quy định nên giải quyết những thủ tục liên quan khá phức tạp. Công ty và các đơn vị phối hợp vẫn chưa biết nên vận dụng Nghị định số 86 hay Nghị định số 46 để giải quyết chế độ cho lao động. Vấn đề định giá tài sản, vật thể kiến trúc, hỗ trợ phương án di dời cũng đang là bài toán khó.

Tại buổi làm việc, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu Công ty CP Long Thọ xây dựng đề án di dời cụ thể. Trong đó, nêu rõ phương án di dời, tổng mức vốn đề xuất để giải quyết vấn đề đền bù, chế độ cho người lao động hay vốn vay ưu đãi. Dựa trên cơ sở quy định của pháp luật liên quan, cần thuê đơn vị tư vấn giúp sức nhằm sớm hoàn thiện đề án và tiến hành phê duyệt chậm nhất trong tháng 7/2015. Ngoài ra, cần thành lập một hội đồng chỉ đạo nghiên cứu về cơ chế chính sách định giá, giải quyết vấn đề lao động và hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh tiến độ di dời nhà máy khỏi khu vực thành phố.

Quỳnh Trang (TH)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?