Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Ăn nên làm ra trong giai đoạn khó khăn

22/05/2011 2:21:58 PM

Mua cổ phiếu của công ty thua lỗ, không bỏ trống thị trường khi sức tiêu thụ giảm.

Khi kinh tế gặp khó khăn, dịch bệnh, lãi suất ngân hàng, chi phí đầu vào tăng cao… nhiều doanh nghiệp (DN) thường chọn cho mình giải pháp thu hẹp hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, với một số DN, khó khăn chính là cơ hội phát triển, mở rộng.


Khó khăn cũng là dịp để DN cơ cấu lại hoạt động sản xuất. Ảnh: Q.TRUNG

Tận dụng quỹ đất


Tại đại hội cổ đông của Công ty Cổ phần Thủy sản Hùng Vương (HVG) diễn ra cuối tuần trước tại TP.HCM, nhiều nhà đầu tư băn khoăn khi ban tổng giám đốc trình kế hoạch sẽ mua lại một lượng lớn cổ phiếu của một công ty đang làm ăn thua lỗ.

DN mà Công ty Hùng Vương đầu tư vốn là Công ty Cổ phần XNK Lâm thủy sản Bến Tre (có mã giao dịch trên sàn chứng khoán là FBT). Theo đó, trong thời gian tới, Công ty Hùng Vương bỏ ra khoảng 30 tỉ đồng mua 2,8 triệu cổ phiếu (chiếm 18%) của FBT. Ông Dương Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty Hùng Vương, cho hay hiện thủ tục mua cổ phần đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét. Nếu không có gì thay đổi thì 18% lượng cổ phiếu FBT đương nhiên thuộc về Công ty Hùng Vương.

Tuy vậy, câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư đặt ra liệu Công ty Hùng Vương có quá phiêu lưu khi đầu tư vào một công ty đang làm ăn không hiệu quả. Hai năm qua, FBT luôn ở trong tình trạng thua lỗ và đây cũng là mã chứng khoán được ít nhà đầu tư để ý tới.

Trả lời những thắc mắc trên, ông Minh cho hay trước khi quyết định đầu tư, mọi khó khăn của FBT đều được đưa ra mổ xẻ. “Thua lỗ của FBT là điều ai cũng thấy rõ. Tuy nhiên, là một nhà sản xuất thủy sản, chúng tôi thấy rõ lợi thế của FBT mà không phải công ty nào cũng có được. Đó là FBT đang sở hữu khoảng 1.000 ha diện tích đất nuôi trồng thủy sản. Bản thân Công ty Hùng Vương hiện là một thương hiệu lớn của ngành thủy sản nhưng muốn tìm 100-200 ha đất cũng vã mồ hôi” - ông Minh cho hay.

Theo ông Minh, hiện nay việc thiếu nguyên liệu sản xuất đang là khó khăn mà nhiều công ty thủy sản đang phải đối mặt. Cho nên khi đã có cổ phần trong FBT, Công ty Hùng Vương sẽ thuyết phục các nhà đầu tư đưa 1.000 ha đất để nuôi tôm.

Với hướng đi này, ông Minh tin chắc rằng chỉ một thời gian ngắn, tình hình sản xuất của FBT sẽ được phục hồi. Từ đó, công ty này sẽ là trợ thủ đắc lực trong vấn đề cung cấp nguyên liệu thủy sản cho Công ty Hùng Vương.

Chọn chiến lược dài hạn

Ông Dương Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Chăn nuôi Bình Minh (Đồng Nai), tâm sự lo lắng nhất người chăn nuôi chính là những đợt dịch bệnh. Nhiều năm qua, ở Đồng Nai, có nhiều DN và chủ trang trại nuôi heo, gà “trắng tay sau một đêm” do dịch bệnh tràn lan, kéo dài. Tuy nhiên, dịp này chính là cơ hội để Công ty Bình Minh củng cố hoạt động sản xuất, chăn nuôi để phát triển bền vững hơn.

Ông Tuấn kể: Dịch cúm gia cầm năm 2003 khiến nhiều chủ trang trại nuôi gà ở Đồng Nai phá sản. Là người nhạy bén thị trường, ông Tuấn nhận định đây là cơ hội tốt để đầu tư cho chăn nuôi. Vì vậy, thay vì giảm đàn, ông đã vay vốn ngân hàng tăng số lượng gà thịt. Đúng như dự báo, sau 2-3 tháng, nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong khi nguồn cung thiếu hụt đã khiến quyết định đầu tư của ông có lãi lớn. Hiện thương hiệu gà sạch Bình Minh có mặt vững chắc tại các hệ thống siêu thị lớn như Big C, Co.op Mart, Metro…

“Sau dịch bệnh, nhiều hộ nuôi ngừng nuôi hoặc giảm đàn, còn người tiêu dùng sẽ quay lưng với thịt gà. Tuy nhiên, khi thị trường sử dụng lại thịt gà thì mình phải đáp ứng ngay lập tức. Cho nên người nào đáp ứng ngay lập tức nhu cầu của thị trường đã là thành công. Còn khi chờ thị trường sản xuất đi vào ổn định thì cơ hội không có nhiều” - ông Tuấn phân tích.

Trở lại vấn đề Công ty Hùng Vương mua cổ phiếu FBT, ông Dương Ngọc Minh cho biết việc FBT dù có tiềm lực nhưng kinh doanh thua lỗ là do Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) - nơi chi phối hoạt động của FBT đã không bổ sung nguồn vốn để công ty hoạt động hiệu quả. Do đó, sau khi trở thành cổ đông của FBT, việc làm đầu tiên của Công ty Hùng Vương sẽ bỏ ra 250 tỉ đồng đầu tư 50 ha nuôi tôm. Việc làm này dự báo sẽ có kết quả khả quan vì giá tôm hiện đang ở mức cao và quy trình nuôi tôm chỉ mất khoảng ba tháng sẽ cho ra sản phẩm.

Ông Minh đánh giá việc đầu tư vào FBT sẽ mang lại hiệu quả giống như hồi đầu năm 2010, Công ty Hùng Vương mua cổ phiếu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGF) và biến công ty này thành công ty con của Công ty Hùng Vương. Việc mua lại 51% cổ phần AGF mang lại lợi ích thiết thực cho Công ty Hùng Vương về nguồn cung cấp nguyên liệu, nhà máy chế biến, thức ăn cho cá, kho đông lạnh và thương hiệu.

Về phía AGF, từ kinh doanh thua lỗ, sau khi có sự đầu tư của Công ty Hùng Vương, năm 2010, công ty này đạt doanh thu hơn 1.700 tỉ đồng, tăng 23% so với năm trước; lợi nhuận trước thuế hơn 81,5 tỉ đồng, tăng 352% so với năm trước.
Nhiều cơ hội cho nhà đầu tư

Một số đối tác thường hỏi tôi: Môi trường đầu tư ở Đài Loan và Việt Nam, nơi nào hấp dẫn hơn? Tôi trả lời: Nếu biết cách, đầu tư ở Việt Nam dễ kiếm lời hơn ở Đài Loan.

Hiện lãi suất cho vay ở Đài Loan chỉ 2%-3%/năm, thấp hơn nhiều so với mức 17%-18%/năm ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở Đài Loan, thị trường cạnh tranh gay gắt, thậm chí có nơi đầu tư đã bão hòa nên không có chỗ cho DN nhỏ và mới tham gia thị trường. Còn ở Việt Nam, nhiều lĩnh vực dù đã được đầu tư nhưng đang ở dạng sơ khai nên cơ hội sinh lãi cho nhà đầu tư vẫn còn nhiều. Ông ALLEN CHANG, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dinh dưỡng Á Châu

TL- Theo Vinacorp

 

Các tin khác:

Thi đua lập thành tích dâng lên Bác kính yêu ()

Thời cơ đã đến ()

Thị trường thép... “tụt dốc” ()

Holcim khởi động chương trình “Holcim vì cộng đồng 2011” ()

Cơ hội đầu tư tại MYANMAR ()

Ngành xây dựng Việt Nam - Liên bang Nga tăng cường quan hệ hợp tác ()

Viglacera tham gia triển lãm quốc tế Vật liệu Xây dựng tại Algieries – BATIMATEC 2011 ()

Công nghệ MBT-CD.08: Lợi ích về kinh tế và môi trường ()

Công trình Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam: Nơi cộng hưởng những ý tưởng kiến trúc dân tộc và hiện đại ()

“Bội thực” nhà máy thép có phải vì giá điện? ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?