Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Doanh nghiệp

Cơ hội đầu tư tại MYANMAR

16/05/2011 4:25:12 PM

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư kinh doanh tại Myanmar phải tuân thủ pháp luật, tập tục truyền thống của nước sở tại và trú trọng lợi ích của cả hai bên. Mỗi doanh nhân Việt Nam thực sự trở thành đại sứ kinh tế nhằm giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam năng động, thân thiện, trọng tín và có trách nhiệm; các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà trước hết là thành viên có trách nhiệm cao đối với cộng đồng sở tại, đặc biệt là thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Cơ hội và tiềm năng xúc tiến đầu tư tại Myanmar

Myanmar là đất nước có nguồn tài nguyên khá phong phú và giàu có, tuy nhiên do sự kiểm soát của chính phủ, các chính sách kinh tế không hiệu quả đã gây ra sự suy yếu về phát triển. Cho dù là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên đầy tiềm năng, các điều kiện kinh tế xã hội do sự quản lý thiếu hiệu quả đã dẫn đến kinh tế kém phát triển. Myanmar là nước mà Việt Nam có quan hệ rất sớm. Năm 1947, Việt Nam đã đặt cơ quan thường trú tại Yangon. Chính quyền và các đoàn thể Myanmar tích cực ủng hộ nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập, trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay của nhân dân ta trong lúc bạn còn nhiều khó khăn.

Trong những năm qua, Myanmar gần như một đất nước bị quên lãng và chìm trong cô lập và gặp nhiều khó khăn. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng yếu kém, mới đáp ứng được 10% nhu cầu trong nước, 90% hàng công nghiệp tiêu dùng phải nhập khẩu. Là nước có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với dân số 54,5 triệu người, có vị trí địa lý thuận lợi cho hợp tác kinh tế trong khu vực nhưng có thu thu nhập bình quân thuộc hàng thấp trên thế giới, sản xuất của Myanmar không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Vì vậy, Myanmar có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng. Hầu hết, hàng tiêu dùng đều nhập qua đường tiểu ngạch mậu dịch biên giới với Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. Chất lượng hàng tiêu dùng nhập khẩu đều thấp.

Quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam - Myanmar đã có nhiều bước tiến tích cực trong những năm gần đây. Năm 2009, Việt Nam đứng thứ 14 trong số những nhà xuất khẩu hàng hoá vào Myanmar. Hiện, Myanmar đang mở cửa để giao lưu phát triển kinh tế quốc tế. Với sức mua và tiêu thụ những mặt hàng dân dụng ngày càng tăng lên, là cơ hội để các nhà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Myanmar. Việt Nam vinh dự là nước duy nhất được tổ chức hội chợ quốc tế tại Myanmar. Tháng 4/2010 là lần thứ 2 Việt Nam tổ chức hội chợ quốc tế tại quốc gia này. Quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước chính là nền tảng và là cơ sở vững chắc để phát triển hợp tác kinh tế giữa hai bên. Ngày 13/5 vừa qua, tại thành phố Yangon của Myanmar đã khai trương Triển lãm hàng điện tử và tiêu dùng 2011 với sự tham gia của 96 doanh nghiệp nước chủ nhà và 24 doanh nghiệp Việt Nam. Triển lãm gồm 100 gian hàng, được tổ chức tại Tatmadaw trong từ 13 - 16/5 do Công ty Smart Business Group tổ chức. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm tăng cường quan hệ thương mại song phương giữa Myanmar và Việt Nam, đồng thời mở ra cơ hội cho các sản phẩm của Việt Nam thâm nhập thị trường Myanmar.

Theo thống kê, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 16 của Myanmar. Những năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu một số mặt hàng sang Myanmar song chiếm thị phần còn thấp so với số lượng nhập khẩu các sản phẩm tương tự từ các nước khác (sản phẩm điện và điện tử (0,5%), nguyên phụ liệu may mặc (1,3%), thép các loại (1,4%), chất dẻo và sản phẩm chất dẻo (0,2%), hoá chất các loại (0,4%), hàng công nghiệp thực phẩm (1,6%)... Theo Thương vụ Việt Nam, các sản phẩm mà Myanmar có nhu cầu rất lớn nhưng doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa thâm nhập vào thị trường này nhiều và phong phú về thuốc và thiết bị y tế, xăm lốp các loại, đồng hồ đo điện, phụ tùng các loại, vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, phân bón các loại,... Trong lĩnh vực của ngành xây dựng, Myanmar rất phấn khởi có quan hệ hợp tác với một số doanh nghiệp như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Công ty cổ phần SIMCO Sông Đà trong lĩnh vực đầu tư các dự án xây dựng khách sạn và trung tâm văn hoá - thương mại cũng như một số dự án phát triển khác tại Myanmar.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng luôn mong muốn doanh nghiệp của Việt nam và Myanmar không chỉ là những đối tác thân thiện, tin cậy mà còn trở thành những người bạn thân thiết sẵn sàng chung tay đối phó với thách thức và chia sẻ thành công. Mỗi doanh nhân Việt Nam khi đầu tư kinh doanh ở Myanmar sẽ trở thành Đại sứ kinh tế không chỉ thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại song phương mà còn giới thiệu về đất nước con người Việt Nam, góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Quan hệ hợp tác giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp cả về chiều rộng và chiều sâu, không chỉ trên phương diện chính trị, ngoại giao, văn hóa mà còn cả lĩnh vực thương mại, du lịch và đầu tư. Chính phủ Việt Nam quyết tâm thúc đẩy và tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nói chung và tại Myanmar nói riêng.

Những điều cần lưu ý khi xúc tiến đầu tư tại Myanmar

Luật điều chỉnh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vận tải hành khách và hàng hóa của các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và cá nhân người Myanmar thực hiện theo Đạo Luật Xuất - Nhập khẩu năm 1947 và có hiệu lực cho đến ngày nay. Các doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa có thể làm hồ sơ gửi tới Tổng Vụ Thương mại, Bộ Thương mại để đăng ký xin giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa.

Theo Uỷ viên thường vụ Liên minh Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar (UMFCCI), tiềm năng đầu tư, phát triển thương mại vào Myanmar tới các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam là rất lớn. Chính sách của Myanmar là thúc đẩy phát triển hơn nữa với các nước láng giềng và coi trọng kinh tế biên giới. Hiện, Myanmar đang mở cửa để giao lưu phát triển kinh tế quốc tế. Myanmar không chỉ là một thị trường tiềm năng về các mặt hàng công nghiệp, dân dụng, mà còn có tiềm năng về các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, năng lượng, xây dựng và du lịch. 70% dân số Myanmar tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế Myanmar phát triển dựa vào nông nghiệp, lĩnh vực đóng góp 40% GDP.

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, Myanmar vẫn quản lý bằng giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và giấy phép xuất nhập khẩu từng chuyến hàng. Quá trình thương thảo hợp đồng kinh tế, chờ đợi xin giấy phép xuất nhập khẩu và thủ tục hành chính mất rất nhiều thời gian. Myanmar là một thị trường có nhiều thuận lợi đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nhất là các mặt hàng tiêu dùng giá rẻ. Những năm gần đây công tác xúc tiến thương mại được đẩy mạnh tại thị trường Myanmar. Trong bối cảnh tình hình các thị trường chủ lực của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam bị thu hẹp do suy thoái kinh tế thế giới, việc tìm kiếm các thị trường mới là rất cần thiết và Myanmar là một trong những thị trường tiềm năng cần được quan tâm phát triển.

Một số lưu ý khác

Liên lạc ở Myanmar, đặc biệt là liên lạc qua internet có hầu hết các khách sạn và những dãy phố trung tâm của các thành phố nhưng sử dụng thì cực kỳ vất vả. Trung bình 10 - 15 phút, mạng sẽ bị rớt một lần. Lý do không phải do hệ thống đường truyền bị trục trặc mà do nhà quản lý cố tình tạo ra để tránh việc truy cập hay tải các thông tin gây tổn hại đến an ninh đất nước. Người dân Myanmar hòa nhã, vui vẻ. Họ luôn mở rộng vòng tay với khách du lịch. Đặc biệt ở Myanmar không còn tình trạng ăn xin. Người dân Myanmar chủ yếu theo đạo Phật, hiền lành, thật thà, chất phác. Doanh nhân Myanmar thường có thói quen gặp gỡ nhau, trực tiếp trao đổi, tiếp xúc, bàn bạc thảo luận trước khi ký kết hợp đồng kinh tế; thông thường nếu chỉ liên hệ qua điện thoại, fax và internet thì rất khó thành công. Doanh nhân Myanmar thường yêu cầu đối tác nhập khẩu có khoản tiền “đặt cọc” bằng tiền mặt khoảng 10% trong tổng số tiền của hợp đồng kinh tế.

Nền kinh tế Myanmar vẫn còn là nền kinh tế đóng cửa, khép kín, tự cung tự cấp là chính, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế còn ở trình độ thấp, sức mua của người dân trong nước còn thấp bởi vậy, giá cả trên thị trường trong nước và giá cả hàng hóa xuất khẩu của Myanmar thường thấp hơn nhiều so với giá cả thị trường thế giới. Do trình độ công nghiệp hóa còn ở mức thấp nên tình trạng ô nhiễm môi trường, sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu còn ít. Bởi vậy, nông sản, thực phẩm, rau quả, thủy sản… của Myanmar thường sạch, tinh khiết, ít sâu bệnh, chất lượng cao, thơm ngon, đậm đà hương vị thiên nhiên…Người dân và doanh nhân Myanmar thường rất thích được tặng quà dù chỉ là món quà nhỏ. Bởi vậy, doanh nhân Việt Nam nên tặng quà cho các đối tác Myanmar khi gặp gỡ nhau lần đầu, khi ký kết được hợp đồng kinh tế, khi công việc thành công...

Hiện nay Chính phủ Myanmar vẫn còn thực hiện cơ chế quản lý hành chính tập trung, quan liêu trong hoạt động xuất - nhập khẩu như: giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu, giấy phép xuất - nhập khẩu từng chuyến hàng. Bởi vậy, sau khi ký kết hợp đồng kinh tế thì các đối tác vẫn phải tiếp tục chờ đợi các loại giấy phép và thủ tục hành chính. Khi hợp tác hay buôn bán với các doanh nghiệp Myanmar, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến việc thẩm định năng lực XNK của doanh nghiệp nước này. Đặc biệt một số công ty của Myanmar bị Mỹ và EU cấm vận, phong tỏa tài sản. Các doanh nghiệp Việt Nam không nên xuất - nhập khẩu hàng hóa với các công ty này tránh rủi ro, mạo hiểm. Theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC), danh sách các công ty của Myanmar bị Mỹ và EU cấm vận, phong tỏa tài sản bao gồm: HTOO TRADING COMPANY; ASIA WORLD COMPANY; ZAYKABAR CO., LTD; MAX MYANMAR CO; DAGON GROUP; AYEYAR SHWE WAR CO;KAMBAWZA CO.,LTD; SHWE THAN LWIN CO; YUZANA CO., LTD;OLYMPIC CO., LTD.

NQ_theo,baoxaydung

 

Các tin khác:

Ngành xây dựng Việt Nam - Liên bang Nga tăng cường quan hệ hợp tác ()

Viglacera tham gia triển lãm quốc tế Vật liệu Xây dựng tại Algieries – BATIMATEC 2011 ()

Công nghệ MBT-CD.08: Lợi ích về kinh tế và môi trường ()

Công trình Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam: Nơi cộng hưởng những ý tưởng kiến trúc dân tộc và hiện đại ()

“Bội thực” nhà máy thép có phải vì giá điện? ()

Nơi đồng vốn nhà đầu tư tăng trưởng mức cao nhất của “Làng đất sét nung” ()

Lội dòng để cứu mình ()

Trên các công trường thủy điện: Điều ít được nói tới ()

Chiếc áo không làm nên thầy tu ()

Vinaconex Xuân Mai thay đổi Chủ tịch HĐQT ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?