Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chuyên đề xi măng

Tổng quan tình hình xi măng Thế giới giai đoạn 2012 - 2014 (P2)

27/10/2015 4:40:33 PM

Bài viết nêu bật những vấn đề cơ bản của ngành xi măng Thế giới trong giai đoạn 2012 - 2014 như sản xuất, nhu cầu tiêu thụ, tình hình xuất nhập khẩu xi măng của các quốc gia nhằm đem lại cái nhìn khái quát nhất, đồng thời xác định rõ mục tiêu của ngành trong các năm tiếp theo.

>> Tổng quan tình hình xi măng Thế giới giai đoạn 2012 - 2014 (P1)

1. Các nước tiêu thụ xi măng hàng đầu Thế giới


Hai mươi nước hàng đầu Thế giới tiêu thụ xi măng ước đạt khoảng 3.575 triệu tấn trong năm 2014, bằng 86% tổng lượng xi măng tiêu thụ toàn cầu.

Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Brazil và Nga là 5 nước tiêu thụ lớn nhất Thế giới năm 2014. Châu Á cũng có 10 nước góp mặt trong top 20 nước có lượng tiêu thụ xi măng đứng đầu, riêng Philippines và Malaysia lần đầu tiên được góp mặt trong nhóm này. Trong khi đó, ở khu vực Châu Âu, 2 nước Pháp  và Italia bị loại khỏi danh sách cho thấy sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ của khu vực Tây Âu trong giai đoạn này.

Tính riêng trong năm 2014, sản lượng tiêu thụ xi măng của quốc gia đông dân nhất Thế giới - Trung Quốc ước đạt 2.462 triệu tấn, tăng 2,5 lần so với thập niên trước đó. Từ chỗ tăng trưởng 2 con số, đến năm 2014 mức độ tăng trưởng đã giảm xuống chỉ còn 2,6%. Sau 10 năm tăng trưởng bình quân 9,7%/năm do tăng trưởng trong lĩnh vực xây dựng bị chậm lại theo đường lối phát triển bền vững hơn.



Ấn Độ là nước có thị trường tiêu thụ xi măng đứng thứ 2 Thế giới, bằng 11% mức độ tiêu thụ của Trung Quốc, tương đương 264 triệu tấn. Sau 10 năm tăng trưởng bình quân 7,9%/năm, năm 2014, tăng trưởng tiêu thụ xi măng của Ấn Độ chỉ khiêm tốn ở mức 4%, tiêu thụ bình quân đầu người khoảng 199 kg, thấp hơn bình quân Thế giới, chỉ số này cho thấy khuynh hướng tiêu thụ xi măng sẽ tăng lên trong tương lai.

Hoa Kỳ đã lấy lại được đà tăng trưởng sau đại suy thoái làm cho nhu cầu xi măng giảm đến 46%, từ 127 triệu tấn trong năm 2005 xuống còn 69 triệu tấn năm 2009. Với đà tăng trưởng mới đã đưa nhu cầu xi măng của Mỹ lên mức 89 triệu tấn vào năm 2014, tăng trưởng 9,1% hàng năm là dấu hiệu ngành xây dựng tăng trưởng trở lại sau thời gian dài trầm lắng.

Đứng ở vị trí thứ 4, nhu cầu xi măng của Brazil năm 2014 là 72 triệu tấn, sau khi thị trường có xu hướng tăng mạnh đến năm 2012, nền kinh tế sụt giảm, do giá cả hàng hóa giảm mạnh đã khiến các hoạt động về xây dựng cũng giảm theo và nhu cầu về xi măng đã giảm chạm mốc 1,1% năm 2014 sau 10 năm tăng bình quân 7,6%.

Nhu cầu xi măng của Nga đã tăng đến 71 triệu tấn năm 2014 và trở thành nước tiêu thụ xi măng đứng thứ 5 Thế giới. Sự tăng trưởng mạnh nhu cầu năm 2012 và 2013 tương ứng 13,6% và 6.9%, nhưng đến năm 2014 giảm xuống 2,1% do biến động về chính trị và khủng hoảng giá dầu.



Đước thăng hạng 1 bậc, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước giữ vị trí thứ 6 Thế giới về tiêu thụ xi măng. Hiện nay, đất nước này đang trong thời kỳ tăng trưởng mạnh với bình quân tiêu thụ xi măng đầu người đạt mức 833 kg.

Indonesia là nước có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đồng thời đứng thứ 7 Thế giới về tiêu thụ xi măng. Đây đang là giai đoạn Indonesia quay lại thời kỳ phát triển rực rỡ của những năm gần đây. Tuy nhiên đà tăng trưởng trong 2 năm vừa qua đã giảm xuống còn 3,3% năm 2014 do giá hàng hóa và giá dầu mỏ giảm mạnh. Bình quân tiêu thụ xi măng đầu người của quốc gia Đông Nam Á này khoảng 233 kg. Với tổng số dân là 252 triệu người, Indonesia hứa hẹn là 1 trong những quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Đứng thứ 8 trên bảng xếp hạng là Ả Rập Saudi, hiện nay quốc gia này đang có nhu cầu xi măng tính theo đầu người cao nhất Thế giới 1.836 kg do đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đất nước.

Đứng thứ 9 là Iran, bị tụt 3 bậc do chịu sự tác động của cấm vận quốc tế trong 2 năm 2013 - 2014 và cùng lúc là việc giảm mạnh của giá dầu.

Ai Cập giữ vị trí thứ 10, nhu cầu xi măng của nước này tăng 4,2%, năm 2014, sản lượng xi măng tiêu thụ đạt khoảng 50 triệu tấn sau năm 2013 với mức tăng trưởng thấp 2,4% do những biến động của nền chính trị trong nước.

Vượt 2 bậc đứng vị trí thứ 11 là Nhật Bản trong giai đoạn 2012 - 2014, sau 10 năm tăng trưởng - 1,9%. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ của Nhật Bản có khả năng vượt ngưỡng 50 triệu tấn vào năm 2016, thấp hơn mức đỉnh điểm năm 1991 là 86,5 triệu tấn.

Trong khi đó, mức tiêu thụ xi măng của Việt Nam chỉ đứng ở vị trí 12, mức tăng trưởng chỉ còn 8,1% trong năm 2012, nhu cầu tiêu thụ xi măng đang được dự báo sẽ tăng lên trong vài năm tiếp theo do sự ấm dần của thị trường bất động sản và sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô.

Hàn Quốc  tiếp tục rớt xuống vị trí thứ 13 do nhu cầu tiêu thụ xi măng giảm mạnh trong năm 2014, mức tăng trưởng chỉ còn 2,4%, sau 10 năm tăng trưởng  -2,2%, thời kỳ phát triển nóng với nhu cầu bình quân đầu người vào loại cao 873 kg.

Mexico vẫn duy trì ở vị trí thứ 14 với nhu cầu tăng trưởng hàng năm đạt 5,4%, sản lượng xi măng tiêu thụ năm 2014 khoảng 36,7 triệu tấn. Sau 1 thập kỷ tăng trưởng ở mức trung bình, nền kinh tế của Mexico đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, đây cũng là tín hiệu tốt dự báo nhu cầu tăng trưởng về xi măng của quốc gia này.

Thái Lan đứng ở vị trí thứ 15 Thế giới về nhu cầu tiêu thụ xi măng, đạt mức tăng trưởng 12,2% vào năm 2013 đã bị sụt giảm do tình hình bất ổn chính trị. Hy vọng đà tăng trưởng sẽ được khôi phục nhờ các chính sách kích thích phát triển các dự án hạ tầng của Chính phủ.

Pakistan tăng liền 2 bậc lên vị trí thứ 16 do giai đoạn 2012 - 2014 cải cách mạnh mẽ với nhu cầu tiêu thụ xi măng đạt 27 triệu tấn, bình quân đầu người vẫn ở mức thấp 140 kg sẽ là cơ hội mở ra triển vọng phát triển trong giai đoạn mới của quốc gia đang phát triển này.

CHLB Đức là quốc gia Châu Âu duy nhất đứng trong vị trí 20 nước có nhu cầu tiêu thụ xi măng lớn nhất Thế giới. Sau thời gian dài 2012 - 2014 sụt giảm về nhu cầu đã rơi xuống vị trí thứ 17, với mức tăng trưởng bình quân - 0,7% trong vòng 1 thập kỷ qua.

Ba nước đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng 20 nước tiêu thụ xi măng nhiều nhất Thế giới đều mới được thăng hạng lần đầu trong năm 2014. Angieri đứng thứ 18 với mức tăng trưởng hàng năm rất ấn tượng, năm 2014 tăng trưởng của quốc gia Châu Phi này đạt 17,5%, sản lượng xi măng tiêu thụ khoảng 27 triệu tấn, tiêu thụ bình quân đầu người cao nhất khu vực Bắc Phi với 685 kg.

Đứng vị trí thứ 19, Philippines cũng có mức tăng trưởng ấn tượng trong các năm gần đây, đưa nhu cầu tiêu thụ xi măng của quốc gia này chạm mốc 21,3 triệu tấn trong năm 2014, bình quân đầu người khoảng 213 kg.

Với mức tiêu thụ tương đương 21 triệu tấn, Malaysia là quốc gia Đông Nam Á thứ 4 lọt vào bảng xếp hạng này. Đứng ở vị trí cuối cùng nhưng đây cũng là những kết quả đáng ghi nhận khi lần đầu tiên Malaysia lọt vào top 20 những quốc gia tiêu thụ xi măng nhiều nhất Thế giới.
(Còn nữa)

TS. Nguyễn Quang Cung (Theo Global Cement)

 

Các tin khác:

Tổng quan tình hình xi măng Thế giới giai đoạn 2012 - 2014 (P1) ()

Thị trường xi măng thế giới và xu hướng của các nhà nhập khẩu (P3) ()

Thị trường xi măng thế giới và xu hướng của các nhà nhập khẩu (P2) ()

Thị trường xi măng thế giới và xu hướng của các nhà nhập khẩu (P1) ()

Xuất khẩu xi măng: Mục tiêu chính hay phương tiện điều tiết? ()

Quy hoạch xi măng đóng vai trò cân đối cung cầu ()

Ngành xi măng bước qua giai đoạn khó khăn ()

Ngành xi măng cần phát triển chuỗi cung ứng một cách đồng đều ()

Chặng đường 85 năm phát triển ngành Xi măng ()

Ngành xi măng đang phục hồi ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?