Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chuyên đề xi măng

Thị trường xi măng thế giới và xu hướng của các nhà nhập khẩu (P3)

11/08/2015 4:31:59 PM

(ximang.vn) Loạt bài viết này được chúng tôi tổng hợp dựa trên những phân tích, đánh giá của TS. Phạm Nguyên Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại, thông qua đó, sẽ giúp các doanh nghiệp xi măng Việt Nam có một cái nhìn tổng quan nhất về thị trường xi măng thế giới cùng những xu hướng của các nhà nhập khẩu xi măng, trên cơ sở đó sẽ có những bước đi chiến lược nhằm khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Thị trường xi măng thế giới và xu hướng của các nhà nhập khẩu (P1)
- Thị trường xi măng thế giới và xu hướng của các nhà nhập khẩu (P2)


Phần 3: Một số chiến lược và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xi măng

Ngành công nghiệp xi măng của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh. Hiện cả nước có hơn 100 nhà máy xi măng đang hoạt động với tổng công suất hơn 70 triệu tấn/năm. Nếu như năm 2005, sản lượng xi măng sản xuất đạt 24,1 triệu tấn, nhập khẩu 4,5 triệu tấn; thì đến năm 2009, sản lượng đạt 45,5 triệu tấn và năm 2014 đạt trên 70 triệu tấn. Sau 5 năm gia nhập thị trường xuất khẩu, tuy thời gian chưa dài nhưng các doanh nghiệp xi măng của Việt Nam cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong khai thác thị trường, đàm phán hợp đồng, đặc biệt các doanh nghiệp từng bước đã kết hợp được với nhau, cho nên xuất khẩu xi măng đã có sự thuận lợi và hiệu quả hơn. Trong tổng số 70 triệu tấn xi măng được tiêu thụ trong năm 2014 thì lượng xi măng xuất khẩu đạt 21,5 triệu tấn, chiếm 29% tổng lượng xi măng tiêu thụ toàn ngành.

Việc xuất khẩu xi măng của nước ta vẫn còn nhiều thách thức. Doanh nghiệp sản xuất xi măng của nước ta còn phân tán nhỏ lẻ, quy mô và mức độ tập trung thấp, cho nên việc khai thác tận gốc thị trường chưa đạt được mà phải bán hàng qua khâu trung gian.

Doanh nghiệp cũng chưa dám ký những hợp đồng dài hạn, bao giờ ký hợp đồng dài hạn thì giá cũng cao hơn ký hợp đồng ngắn hạn. Trong tư duy, đối với doanh nghiệp vẫn coi đó là công việc mang tính thời vụ, ngay cả trong quản lý nhà nước nhiều lúc cũng chỉ nghĩ rằng đó là giải pháp tình thế, cho nên việc xuất khẩu xi măng không được bền vững cũng như không có hiệu quả lâu dài.

Với lợi thế 3/4 diện tích là đồi núi, phần lớn là núi đá vôi, dây chuyền công nghệ tiên tiến thế giới, đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, đường bờ biển dài với nhiều cảng biển, Việt Nam là một trong những nước có lợi thế phát triển xi măng.

Chúng ta không xuất khẩu bằng mọi giá, phải có chọn lọc và lộ trình. Một quốc gia muốn phát triển phải đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ, ổn định cung cầu, đó cũng là động lực để thay đổi sản xuất bên trong, thúc đẩy sản xuất phát triển.
 

Do xu thế cung vượt cầu nên xuất khẩu xi măng từng bước được xem như một giải pháp tình thế để các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, việc xuất khẩu xi măng của Việt Nam ra thị trường quốc tế còn gặp nhiều khó khăn. Đây là giai đoạn khởi đầu gian nan cho việc xuất khẩu clinker cũng như xi măng, vì sản phẩm clinker và xi măng có trọng lượng lớn, giá vận tải cao, trong khi đó thị trường xuất khẩu lại xa nên chi phí vận tải lớn; công nghệ sản xuất còn lạc hậu, các khu vực sản xuất bị ô nhiễm môi trường rất cao; các doanh nghiệp chưa gắn kết với nhau trong việc cung cấp thông tin về thị trường và các đối tác nên việc hợp tác giữa các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, cần có chiến lược và giải pháp trong dài hạn thì mới có thể tận dụng lợi thế của Việt Nam về xuất khẩu xi măng.

Thứ nhất, đầu tư cho hệ thống cảng chuyên dùng để bốc xếp sản phẩm xi măng bảo đảm tiêu chuẩn cho tàu ít nhất 30 nghìn tấn trở lên. Ưu tiên vốn, có cơ chế để kêu gọi xã hội hóa đầu tư cảng xuất khẩu sản phẩm xi măng.

Thứ hai, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường và các cam kết quốc tế trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu xi măng cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng.

Thứ ba, tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại để sản xuất các sản phẩm xi măng có chất lượng cao, xi măng xanh thân thiện với môi trường phù hợp với từng thị trường xuất khẩu; tăng cường cải tiến kỹ thuật, đa dạng hóa mẫu mã và chủng loại, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu...

Thứ tư, thiết lập khuôn khổ pháp lý trong đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng; các doanh nghiệp chủ động tổ chức các đoàn khảo sát, nghiên cứu thị trường, đề ra bước đi phù hợp; tiếp cận các cơ quan tổ chức đấu thầu dự án xây dựng, các đơn vị thắng thầu dự án để thúc đẩy xuất khẩu xi măng của Việt Nam...

Thứ năm, đầu tư về công nghệ, chắp nối, thống nhất giá giữa các nhà máy xi măng với nhau để tránh tình trạng bị đối tác nước ngoài ép giá; hướng tới phát triển công nghệ xanh trong sản xuất, đảm bảo môi trường bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu... Hiện nay, trong đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, thông thường họ yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải giữ giá ổn định trong thời gian ít nhất là từ 6 tháng đến 1 năm. Nhưng với tình trạng giá điện, giá than liên tục tăng giá thì việc giữ giá ổn định là không khả thi. Vì vậy, đề nghị Nhà nước cần điều chỉnh giá nguyên liệu đầu vào, giá điện, than hợp lý để các doanh nghiệp sản xuất trong nước dựa trên cơ sở đó để quyết định giá xuất khẩu ổn định.

Thứ sáu, từng bước nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp xi măng trong nước đầu tư sản xuất xi măng trực tiếp ra nước ngoài, nhất là các quốc gia có khoảng cách địa lý xa với Việt Nam.
 
Văn Mạnh (TH)
(Nguồn: TS.Phạm Nguyên Minh - Viện nghiên cứu Thương mại)

 

Các tin khác:

Thị trường xi măng thế giới và xu hướng của các nhà nhập khẩu (P2) ()

Thị trường xi măng thế giới và xu hướng của các nhà nhập khẩu (P1) ()

Xuất khẩu xi măng: Mục tiêu chính hay phương tiện điều tiết? ()

Quy hoạch xi măng đóng vai trò cân đối cung cầu ()

Ngành xi măng bước qua giai đoạn khó khăn ()

Ngành xi măng cần phát triển chuỗi cung ứng một cách đồng đều ()

Chặng đường 85 năm phát triển ngành Xi măng ()

Ngành xi măng đang phục hồi ()

Phát triển ngành Xi măng đúng hướng ()

Xuất khẩu xi măng: Cần hoạch định chiến lược phù hợp ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?