Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chuyên đề xi măng

Các nhà máy xi măng đã dừng hoạt động ở Myanmar

15/11/2022 3:10:12 PM

Myanmar là một trong số 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Các nước láng giềng của Myanmar là Bangladesh và Ấn Độ về phía Tây, Trung Quốc ở phía Bắc và Đông Bắc, Lào và Thái Lan ở phía Đông. Phía Nam và Tây giáp với Ấn Độ Dương. Myanmar có 7 bang và 7 vùng.

Vào thời kỳ cai trị của người Anh ở Myanmar, khi đó được biết đến là Burma, Công ty Dầu khí Indo-Burma (IBP-Co) đã xác định được các nguồn khí đốt tự nhiên tại Pya-ye, cách Thayet Myo khoảng 15km về phía Nam. Công ty đã tìm ra các trầm tích đá vôi ở giữa Pya-ye và Thayet Myo, nằm ở Phân Khu Magwe và vì vậy đã quyết định xây dựng một nhà máy xi măng.

Vì thế, Công ty đã thành lập Công ty Xi măng Burma (BCC) vào năm 1935. Công ty đã ký kết hợp đồng với FLSmidth để thực hiện dự án với tổng giá trị hợp đồng là 100.000 pound, khoảng 11 triệu USD tính theo đồng tiền hiện nay. Năm 1935 bắt đầu thi công xây dựng ở bờ Tây sông Irrawaddy cách Thayet Myo 3 km về phía Nam và đi vào vận hành ngày 14/8/1937. Khi đi vào vận hành, công suất của nhà máy là 200 tấn/ngày (~64.000 tấn/năm). Các sản phẩm của nhà máy đã được bán với thương hiệu Đầu Ngựa (Horse Head), mà hiện nay vẫn còn nổi tiếng ở Myanmar.
 

Nhà máy xi măng Thayet Myo năm 1937 (trái) và năm 2006 (phải).

Sau khi giành được độc lập từ người Anh vào năm 1948, Chính phủ Myanmar đã quốc hữu hóa nhà máy vào năm 1954, chi trả 5,74 triệu Kyats, khoảng 1,5 triệu USD. Do nhu cầu ngày càng tăng, Chính phủ đã quyết định mở rộng nhà máy, với một dây chuyền mới đi vào vận hành vào năm 1958. Dây chuyền công nghệ ướt có công suất 400 tấn/ngày (~128.000 tấn/năm) này đã được DIA Invest Export Co thuộc Đông Đức cung cấp.

Một dây chuyền nữa công suất 400 tấn/ngày (~128.000 tấn/năm) sau đó đã được bổ sung thêm, lần này là do Kawasaki Dock Yard (nay là Kawasaki Heavy Industries, KHI) của Nhật Bản cung cấp. Nó đã được xây dựng từ năm 1964 cho đến năm 1968 thì được đưa vào vận hành.


Vị trí của nhà máy xi măng Thayet Myo và Kyangin ở Myanmar.

Năm 1970, Chính phủ đã nhận định rằng nhu cầu xi măng đã tăng lên rất nhiều nên đã quyết định lắp đặt nhà máy xi măng thứ hai. Nhà máy đã được xây dựng ở Kyangin, Vùng Irrawaddy. Nhà máy có hai dây chuyền công nghệ ướt công suất 400 tấn/ngày, cũng do KHI cung cấp, cả hai dây chuyền đã được đưa vào vận hành vào tháng 12/1975. Nhà máy này sau đó đã được mở rộng vào tháng 2/1985 qua việc bổ sung thêm hai dây chuyền công nghệ ướt công suất 400 tấn/ngày được cung cấp bởi KHI.
 

Hộp giảm tốc bột liệu đầu tiên được lắp đặt vào năm 1937 và dừng hoạt động vào năm 2017.
 

Hai lò nung tại nhà máy xi măng Kyangin.

 
Qua nhiều năm, Chính phủ đã thực hiện đầu tư thêm vào cả hai nhà máy. Năm 1982, Chính phủ đã đảm bảo cho một khoản vay nước ngoài để lắp đặt một hệ thống vận chuyển nguyên liệu bằng đường sắt tại Kyangin. Các hợp đồng cung cấp hệ thống tàu điện đã được ký kết với liên danh các nhà cung cấp KHI, Sumitomo và Mitsubishi trong tháng 10/1984 và tháng 1/1985. Chạy thử đã được thực hiện vào tháng 8/1986, với việc đưa vào vận hành chính thức vào ngày 1/9/1986.
 

Đầu máy tàu điện được lắp đặt tại nhà máy Kyangin trong những năm 1980.
 

Bên trong nhà kho chứa đá vôi tại nhà máy xi măng Kyangin.

 
Sau 80 và 42 năm sản xuất, quyết định đã được đưa ra để chấm dứt sản xuất tại cả hai nhà máy xi măng này vào năm 2017. Đó là do sự gia tăng liên tục giá khí đốt tự nhiên đã khiến cho cả hai nhà máy này không hiệu quả về kinh tế. Nhà máy tại Kyangin đã dừng hoạt động vào ngày 25/3/2017, cùng với Thayet đã phải đóng cửa vào ngày 26/4/2017. Trong suốt thời gian tồn tại của mình, nhà máy xi măng Kyangin đã sản xuất được 10.293.498 tấn xi măng.

Hơn 5 năm trôi qua, hai nhà máy xi măng lâu đời nhất của Myanmar vẫn dừng hoạt động. Không ai biết liệu một trong hai nhà máy này có được khởi động lại nữa hay không?

Thaung Myint, Chuyên gia Tư vấn
Nguyễn Thị Kim Lan dịch từ Global Cement Magazine số tháng 6/2022

ximang.vn

 

Các tin khác:

10 nhà sản xuất xi măng hàng đầu Thế giới năm 2022 (P2) ()

10 nhà sản xuất xi măng hàng đầu Thế giới năm 2022 (P1) ()

Hoàn thiện tiêu chuẩn cốt liệu dùng cho bê tông (P2) ()

Hoàn thiện tiêu chuẩn cốt liệu dùng cho bê tông (P1) ()

Quá trình sử dụng trầm tích biển làm vật liệu đắp nền và cốt liệu trong xây dựng ()

Chế tạo tấm vật liệu xi măng lưới thép sử dụng một phần cốt liệu nhẹ keramzit thay thế cát (P2) ()

Chế tạo tấm vật liệu xi măng lưới thép sử dụng một phần cốt liệu nhẹ keramzit thay thế cát (P1) ()

Vật liệu phủ Liti Silicat bảo vệ bề mặt bê tông xi măng (P2) ()

Vật liệu phủ Liti Silicat bảo vệ bề mặt bê tông xi măng (P1) ()

Trị số "mác" xi măng trong các tiêu chuẩn xi măng của Việt Nam ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?