Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Ngành xi măng và bài toán vượt khó cho năm 2012

06/12/2011 11:38:11 AM

Giải pháp nào để ngành xi măng vượt khó trong bối cảnh năm 2012 tiếp tục thắt chặt tín dụng, đầu tư công vẫn hạn chế. Và về lâu dài, ngành xi măng không chỉ phải cạnh tranh ở trong nước mà còn cả trong khu vực khi muốn đẩy mạnh xuất khẩu?

Về tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2011, Tổng Công ty xi măng Việt Nam (VICEM) công bố lỗ 219 tỉ đồng. Theo VICEM, nguyên nhân lỗ là do các chi phí đầu vào tăng cao như lãi suất vay vốn ngân hàng trên dưới 20%, giá than tăng trên 40%, xăng dầu tăng trên 32%...

Theo thạc sĩ Lương Xuân Tuân, Hiệp hội Vật liệu xây dựng (VLXD), nguyên nhân nữa khiến ngành xi măng bị lỗ là do chính sách thắt chặt tín dụng làm thị trường bất động sản trầm lắng. Bên cạnh đó là chủ trương cắt giảm đầu tư công đã hạn chế nhu cầu tiêu thụ xi măng. Theo VICEM, tồn kho của ngành xi măng đang tăng lên mức lo ngại.

Bên cạnh khó khăn về thị trường tiêu thụ, Hiệp hội Xi măng cho biết, nhiều dự án xi măng, chủ yếu là công nghệ của Trung Quốc đi vào sản xuất giai đoạn 2006 – 2008 đã đến thời kỳ trục trặc. Ví dụ xi măng Lam Thạch II, Yên Bình, Hòa Phát, Đồng Bành, Sông Thao… Theo thống kê, do dây chuyền thiếu đồng bộ, thiết bị kém chất lượng… nên hầu hết các nhà máy mới đi vào sản xuất đều gặp trục trặc trong quá trình sản xuất, tiêu hao nhiên liệu lớn làm tăng chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất tăng, thị trường chậm tiêu thụ là nguyên nhân khiến nhiều dự án xi măng lâm vào tình trạng lỗ như nhà máy xi măng Hoàng Mai, Tam Điệp, Thái Nguyên và Đồng Bành…


Một nhà máy xi măng sử dụng công nghệ lò quay

Trong một báo cáo của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá tình hình trả nợ của các dự án xi măng được Chính phủ bảo lãnh cho biết, các dự án vay vốn nước ngoài để đầu tư trong giai đoạn 1998 – 2007 đến nay đã giải ngân xong và đến hạn trả nợ. Theo nhận định của Bộ Tài chính, trong vòng 3 – 5 năm tới, sẽ có thêm nhiều dự án xi măng khó khăn trong việc trả nợ do kết quả kinh doanh không khả quan dẫn đến mất cân đối về nguồn để trả nợ vốn vay.

Đánh giá tồn tại của ngành xi măng Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, tồn tại cơ bản nhất của ngành này là chi phí sản xuất còn cao. Cụ thể, mức tiêu hao điện, than, dầu còn quá lớn khiến giá thành sản phẩm bị đội lên. Bên cạnh đó, năng suất lao động của ngành cũng đang kém nhất trong khối doanh nghiệp liên doanh, Nhà nước và tư nhân, thậm chí thấp hơn thế giới đến 10 lần.

Theo TS Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hiệp hội VLXD, các nhà máy xi măng phải tìm cách tận dụng nhiệt thải, khí thừa để giảm được chi phí đầu vào. Tiết kiệm được chi phí này, ngành xi măng sẽ tăng sức cạnh tranh đáng kể. Để việc tiết kiệm được đẩy nhanh, Chính phủ và Bộ chủ quản có thể phải ban hành các chế tài mạnh, bắt buộc các nhà máy xi măng có công suất 2.500 tấn clinker/ngày trở lên (cả cũ và chuẩn bị đầu tư) phải lắp đặt hệ thống tận dụng nhiệt khí thải lò nung để phát điện. Nếu đến năm 2015, nhà máy nào không thực hiện thì kiên quyết cắt giảm 25% sản lượng điện cung cấp.

Thứ hai, phải hạn chế cho phép đầu tư các dự án sản xuất xi măng công suất nhỏ (350.000 – 600.000 tấn/năm) vì các nhà máy này sẽ tiêu hao năng lượng nhiều gấp 1,5 – 1,6 lần so với các nhà máy hiện đại. Chấm dứt cả việc chuyển đổi các nhà máy xi măng lò đứng sang lò quay công suất nhỏ vì theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành, giai đoạn 2011 – 2015, tiếp tục đầu tư 8 dự án có công suất 900.000 tấn/năm. Giai đoạn 2016 – 2020 là 7 dự án và đến giai đoạn 2021 – 2030 vẫn còn 2 dự án công suất nhỏ. Những nhà máy có công suất nhỏ đều là các nhà máy có nghệ thấp, không phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành công nghiệp xi măng.

Thứ ba, về lâu dài, quy hoạch phát triển ngành xi măng cần phải khắc phục hiện tượng nơi cần thì không đầu tư, nơi đã thừa vẫn đầu tư. Ví dụ, ngành xi măng đang tập trung đầu tư quá nhiều vào một số vùng điều kiện vận tải khó khăn như Hà Nam, Ninh Bình. Hiện công suất tại khu vực này đã lên tới 20 triệu tấn/năm. Trong khi một số nơi cần đầu tư sớm lại không được triển khai như dự án xi măng ở Thạnh Mỹ, tỉnh Quảng Nam. Dự án này có mỏ đá vôi lớn ở A Sờ - Thạnh Mỹ, trữ lượng 350 triệu tấn, rất hiếm có ở miền Trung mà không được đầu tư khai thác sớm để phục vụ khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tháng 8/2011), Bộ Xây dựng cần sớm quán triệt quy hoạch này để các chủ đầu tư, chính quyền các địa phương nắm được quy hoạch và quyết tâm thực hiện. Bộ cần phải kịp thời điều chỉnh ngay các dự án không phù hợp hoặc các chủ đầu tư không có năng lực triển khai dự án.

Theo Tintuc

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?