Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Hướng đi nào cho ngành xi măng Việt Nam 2015?

25/06/2011 1:25:52 AM

Tình hình sản xuất xi măng ở Việt Nam hiện nay đang đứng trước thực trạng cung vượt quá cầu, hiện nay nước ta có khoảng trên 100 nhà máy xi măng, công suất hoạt động của toàn ngành có thể đạt 60 triệu tấn/ năm,trong khi  lượng nhu cầu hàng năm chỉ đạt trên 50 triệu tấn.


Xi măng Việt Nam cần có những bước đi mới (ảnh Internet)

Tốc độ phát triển của các nhà máy xi măng không thể chạy theo q
uá trình đô thị hóa hiện nay bởi  cứ theo đà phát triển này thì ước tính năm  2011 lượng cung vượt quá cầu từ 4 đến 5 triệu tấn. Thị trường trong nước chưa phải đã bão hòa, nhưng để phát triển ngành xi măng Việt Nam cần có những chiến lược phát triển lâu dài.

Xuất khẩu có thể là một giải pháp?

Khi cung vượt quá cầu, các đơn vị nhà máy xi măng cần phải tìm cho mình những thị trường mới, việc xuất khẩu xi măng là một giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên không phải bất cứ doanh nghiệp sản xuất xi măng nào cũng làm được. Trong khi,Trung Quốc thị trường đầy tìềm năng chiếm một nửa nhu cầu xi măng thế giới, Ấn Độ là quốc gia thứ 2 có nhu cầu lớn về tiêu thụ xi măng, và một loạt các quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhu cầu xi măng cũng ngày một tăng cao. Thực tế, nhu cầu và thị trường rộng lớn như vậy, nhưng để xuất khẩu được sang những thị trường này sản phẩm xi măng trong nước gặp phải sự cạnh tranh gắt gao về chất lượng sản phẩm và giá thành.

Sản phẩm  xi măng nào cũng muốn xuất khẩu, nhưng cái khó khăn lớn nhất đối với các đơn vị sản xuất xi măng trong nước là việc giao thông đi lại khó khăn, phí vận chuyển gia tăng do ảnh hưởng của giá xăng dầu,điện, than và những biến động của nền kinh tế, chính trị thế giới. Nếu xuất khẩu được một lô hàng ra nước ngoài thì việc vận chuyển, bốc dỡ phải qua bao nhiêu giai đoạn. Muốn có lãi một số đơn vị buộc phải đẩy giá lên để bù chi phí vận chuyển, giá xuất khẩu có thể lên đến 40 USD /tấn clinker nếu không “thu chẳng bù chi”, xuất khẩu sang thị trường Châu Phi và Mỹ La Tinh thì cần phải có tầu trọng tải lớn trên 50.000 tấn mới có thể làm được điều này, còn một số đơn vị do vị trí địa lý chủ yếu vận chuyển bằng đường bộ rất khó khăn cho việc xuất khẩu.

Từ việc cạnh tranh về giá cả đến việc cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, đây vốn cũng không phải là điểm mạnh của các sản phẩm xi măng trong nước, vì việc chuyển đổi dây chuyền, công nghệ sản xuất hiện đại chúng ta đang chậm. Nên chất lượng sản phẩm cũng không thể đòi hỏi hơn.

Chưa kể đến việc xuất khẩu xi măng sẽ tiêu tốn một lượng nguồn  nguyên liệu lớn của quốc gia: đá, than, dầu, điện… và nếu không bảo quản tốt thì một thời gian sản phẩm sẽ bị đông cứng và không thể sử dụng. Việc xuất khẩu xi măng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước, nhưng cũng gạp không ít khó khăn. Để tìm được một giải pháp chung nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc xuất khẩu xi măng, các đơn vị ngành xi măng trong nước cần ngồi lại đàm phán để đưa ra những giải pháp đảm bảo sự phát triển lâu dài nhất.

Cần hoàn thiện mình.

Một trong những khó khăn mà doanh nghiệp xi măng trong nước không thể cạnh tranh được đối với các sản phẩm xi măng nước ngoài, chính là chất lượng sản phẩm. Chủ trương đến năm 2015 chấm dứt hoạt động của tất cả hệ thống xi măng lò đứng và chuyển sang xi măng lò quay và đến năm 2015 tất cả các nhà máy phải tự túc ít nhất 20% năng lượng điện từ việc tận dụng nguồn nhiệt khí thải thừa. Để khẳng định được giá trị thì trước tiên cần hoàn thiện mình, việc chuyển đổi dây chuyền công nghệ sản xuất là tất yếu để các doanh nghiệp có thể phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu và giảm thiểu chi phí sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh.

 Cần sự quan tâm hơn nữa đối với ngành xi măng.


Để có sự phát triển của ngành xi măng Việt Nam hiện nay, cần hơn nữa sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Bộ, ngành trong việc xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, bình ổn giá cả thị trường giúp các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Hy vong đến năm 2015 nhu cầu  sử dụng xi măng sẽ tăng mạnh sau thời gian suy thoái kinh tế và những nhiệm vụ đặt ra ngành xi măng Việt Nam có thể làm được.

Lê Trung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?