Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Bộ Xây dựng: Dự báo thị trường xi măng 2018

07/11/2017 4:37:28 PM

Bộ Xây dựng vừa có đánh giá cung cầu mặt hàng xi măng năm 2017, dự báo cân đối cung cầu năm 2018 và đề xuất, kiến nghị các giải pháp bình ổn thị trường, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Đánh giá cung cầu năm 2017

Tổng sản lượng xi măng tiêu thụ toàn ngành 10 tháng năm 2017 ước đạt 63,25 triệu tấn, đạt 80% so với kế hoạch năm, trong đó sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa ước đạt 47,58 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2016; sản lượng clinker và xi măng xuất khẩu ước đạt 15,67 triệu tấn, tăng 20% sản lượng xuất khẩu cùng kỳ năm 2016. Lượng clinker và xi măng tồn kho cuối tháng 10 khoảng 3,75 triệu tấn, trong đó có 1,45 triệu tấn xi măng, còn lại là 2,3 triệu tấn clinker, tương ứng khoảng 15 - 20 ngày sản xuất.

Trên cơ sở số liệu tiêu thụ 10 tháng, dự kiến tổng sản lượng xi măng, clinker tiêu thụ năm 2017 khoảng 80 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2016 và đạt 100% kế hoạch năm; trong đó xi măng tiêu thụ nội địa khoảng 62 triệu tấn, tăng 3% với năm 2016 và đạt 97% kế hoạch năm; xuất khẩu sản phẩm xi măng và clinker khoảng 18,0 triệu tấn, tăng 20% so với năm 2016, đạt 120% kế hoạch năm.

Năm 2017 nền kinh tế cả nước đã có dấu hiệu khởi sắc, nhiều dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án BĐS và cơ sở hạ tầng, giao thông đã được triển khai xây dựng trở lại. Tuy nhiên, thời tiết năm 2017 mưa, bão kéo dài trên cả nước, vì thế sản lượng xi măng tiêu thụ trong nước tăng không đáng kể (khoảng 3% so với năm 2016), sản lượng clinker và xi măng xuất khẩu lại tăng mạnh trở lại (khoảng 20% so với năm 2016) do một số DN đã có những cách tiếp cận thị trường quốc tế tốt.

Ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ VLXD cho biết, trong thời gian qua, tiêu thụ xi măng trong nước có giảm so với cùng kỳ năm 2016 nhưng xuất khẩu lại tăng, 10 tháng đầu năm đạt khoảng 79% kế hoạch năm nên mục tiêu đạt kế hoạch tiêu thụ cả năm là 78 - 80 triệu tấn là có thể đạt được.

Để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2017 tiêu thụ từ 70 - 80 triệu tấn sản phẩm xi măng, gần 2 tháng cuối năm còn lại, các doanh nghiệp ngành xi măng sẽ phải nỗ lực tiêu thụ 15 - 17 triệu tấn sản phẩm. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt khi cung vượt cầu của thị trường, các doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực tiêu thụ sản phẩm.

Chủ tịch Hội đồng thành viên VICEM, ông Lương Quang Khải cho biết, là doanh nghiệp lớn trong ngành xi măng, VICEM đang cố gắng nỗ lực hết mình bằng mọi cách để đạt kế hoạch đề ra.

Dự kiến nhu cầu năm 2018 và khả năng đáp ứng

Dự báo năm 2018 tình hình kinh tế cả nước vẫn còn nhiều khó khăn, tuy nhiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thủy lợi vẫn được Chính phủ quan tâm, thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi tích cực, nhu cầu xây dựng của người dân vẫn nhiều. Trên cơ sở dự kiến sản lượng xi măng tiêu thụ năm 2017, Bộ Xây dựng tính toán nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2018 khoảng 83 - 85 triệu tấn, tăng 4 - 6% so với năm 2017; trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 66 - 67 triệu tấn, xuất khẩu 17 - 18 triệu tấn.

Trong khi đó, năm 2017 có 3 dây chuyền sản xuất xi măng mới với công suất thiết kế 9,1 triệu tấn xi măng/năm đi vào vận hành. Như vậy, đến cuối năm 2017 cả nước có 83 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất đạt 98,56 triệu tấn, hoàn toàn có khả năng sản xuất đủ xi măng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năm 2018 (bao gồm cả xi măng tiêu thụ nội địa và clinker, xi măng xuất khẩu).

Các giải pháp bình ổn thị trường năm 2018

Hiện nay sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc và Thái Lan có thể tăng lên, do vậy xuất khẩu xi măng của Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh nhiều hơn. Các doanh nghiệp cần nắm bắt diễn biến thị trường xi măng thế giới để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tăng giảm nguồn cung để tránh bị ép giá, giữ giá bán ổn định; có chiến lược dài hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh.
 

Để bình ổn thị trường xi măng trong những năm qua, Bộ Xây dựng đã phối hợp cùng Hiệp hội Xi măng Việt Nam thống nhất và chỉ đạo các đơn vị sản xuất xi măng trong toàn quốc thực hiện các giải pháp: Triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát huy đạt và vượt công suất thiết kế, giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm. Hoàn thiện mạng lưới kinh doanh xi măng, nhằm giảm chi phí lưu thông, chi phí bán hàng. VICEM cần phối hợp với các đơn vị liên doanh tính toán kỹ nhu cầu tiêu thụ xi măng tại khu vực miền Trung, miền Nam và các tỉnh miền núi phía Bắc để bố trí hợp lý việc vận chuyển xi măng, clinker đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt trong các tháng cao điểm của mùa xây dựng.

Bên cạnh đó là đẩy mạnh công tác triển khai các đề tài ứng dụng công nghệ như các dự án tận dụng nhiệt thừa khí thải trong các nhà máy xi măng để sản xuất điện, việc tự túc một phần sản lượng điện này góp phần giảm thiểu tác động của việc thiếu điện; dự án tận dụng nguồn chất thải của các ngành công nghiệp như tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất; rác thải sinh hoạt làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành xi măng, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo đảm môi trường. Thực hiện đúng tiến độ đầu tư các dự án xi măng theo quy hoạch phát triển ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đưa các dự án vào hoạt động đúng tiến độ. Kiểm tra, rà soát các dự án xi măng dự kiến đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và sau năm 2020. Hoàn thiện Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Những kiến nghị

Thời gian qua, giá nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất xi măng như than, điện, vật tư, phụ tùng đều tương đối ổn định, Toàn ngành đã phấn đấu giảm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông nhằm giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, để thực hiện tốt việc bình ổn, cân đối cung cầu và kiềm chế tốc độ tăng giá năm 2018, Bộ Xây dựng cũng đã đề nghị Bộ Công Thương, Tổ Điều hành thị trường trong nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ có chính sách hợp lý trong việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng trọng yếu như điện, than, xăng, dầu. Đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam cung cấp đủ than theo nhu cầu sản xuất và đảm bảo chất lượng than cho các nhà máy xi măng; EVN cấp đủ điện cho sản xuất xi măng. Kiến nghị Bộ Tài chính báo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét ban hành Luật Thuế giá trị gia tăng cho phù hợp với điều kiện thực tế…

Theo Bộ Xây dựng, với trách nhiệm là Bộ quản lý chuyên ngành, sẽ chỉ đạo các cơ sở sản xuất đáp ứng đủ xi măng 2018 và phấn đấu bình ổn giá ở mức độ hợp lý.
 
Quỳnh Trang (TH/ Xây dựng)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?