Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Áp lực tiêu thụ xi măng trong nước gia tăng

24/08/2022 1:50:04 PM

Từ tháng 3, hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều sụt giảm mạnh, trong đó các thị trường Banglades, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Trung Quốc… đã giảm mạnh cả về lượng và giá trị. Việc xuất khẩu ngày càng khó đã khiến các đơn vị quay sang tập trung nguồn lực chiếm thị phần trong nước.


Thị trường trong nước kể từ quý 2 đã ghi nhận sự cạnh tranh khốc liệt về giá bán và chính sách hỗ trợ của các thương hiệu xi măng nhằm chiếm lĩnh thị trường.


Từ cuối tháng 6 đến nay, giá xăng dầu đã có vài lần điều chỉnh giảm sâu, giá cước vận tải và một số loại hàng hóa thiết yếu cũng có xu thế điều chỉnh giảm... Các chuyên gia nhận định, quý 3/2022, sản lượng tiêu thụ nội địa có chiều hướng tăng. Thị trường miền Nam có ưu thế hơn. Giá xi măng giữ ổn định và có thể điều chỉnh giảm với biên độ thấp.

Thêm vào đó từ ngày 1/1/2023 sẽ tăng mức thuế xuất khẩu với mặt hàng clinker từ 5 - 10% nhằm hạn chế xuất khẩu sản phẩm dùng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và tài nguyên khoáng sản không tái tạo. Yếu tố này cũng góp phần gia tăng áp lực cho thị trường trong nước, buộc các đơn vị sản xuất phải tìm mọi cách để giảm giá bán, hỗ trợ khách hàng tối đa để bán được hàng.

Xuất khẩu xi măng giảm mạnh tại một số thị trường như Trung Quốc, Philippines, Banglades, Peru… khiến tồn kho tăng mạnh nhưng nhu cầu xi măng nội địa tăng thêm đáng kể với các yêu cầu giải ngân mạnh mẽ của Chính phủ từ những dự án đầu tư công trong năm 2022 - 2023 được kỳ vọng sẽ bù đắp phần nào sụt giảm của thị trường xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, hàng loạt dự án cao tốc được đẩy mạnh triển khai trong giai đoạn 2022 - 2025 được kỳ vọng là "đòn bẩy" phần nào hỗ trợ thị trường cho ngành Xi măng giải tỏa áp lực quá lớn về sản xuất kinh doanh, trong bối cảnh xây dựng dân dụng khu vực dân cư cũng như các dự án bất động sản vận bị hạn chế.

Từ đầu năm đến nay, theo các chuyên gia phân tích, dù lượng tiêu thụ xi măng nội địa trong tháng 2 đầu năm giảm thấp nhất, nhất là tháng 2 cả nước chỉ tiêu thụ trên 3,5 triệu tấn,  nguyên nhân là do thời điểm này trùng vào tháng Tết và cận Tết nên hoạt động xây dựng và sản xuất kinh doanh chậm lại. Sang tháng 3, sản lượng tiêu thụ đã tăng vọt cao hơn 200% so với tháng 2 do sau kỳ nghỉ Tết, các dự án xây dựng đồng loạt triển khai thi công, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm mới.

Trong quý II, sản lượng tiêu thụ giảm dần do các dự án đã qua thời điểm nhập hàng cấp tập và đi vào ổn định. Đáng chú ý, giá xi măng tăng cao với 3 lần điều chỉnh giá so với mức giá công bố hồi đầu năm.

Trong khi lượng xi măng tiêu thụ trong nước từ đầu năm đến nay tương đương với cùng kỳ năm 2021 - thời kỳ cũng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 thì xuất khẩu xi măng có xu hướng giảm dần theo các tháng.


Xuất khẩu clinker lại đạt đỉnh 2 tháng đầu năm, sau đó giảm mạnh ở các tháng tiếp theo. Cho đến tháng 6, sản lượng xuất khẩu clinker chỉ còn 25.000 tấn. Tổng lượng xuất khẩu chỉ bằng 82% so với cùng kỳ năm 2021.

Nguyên nhân xuất khẩu xi măng sụt giảm được cho là từ tháng 3, hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều sụt giảm mạnh. Tiêu biểu là các thị trường Banglades, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Philippines, Trung Quốc… đã giảm mạnh cả về lượng và giá trị. Đặc biệt 2 thị trường lớn nhất là Trung Quốc và Philippines bị sụt giảm nghiêm trọng. Điều này kéo theo giá trị xuất khẩu cũng có sự sụt giảm nghiêm trọng.

Năm 2022, ngành Xi măng có thêm một số dây chuyền mới đi vào hoạt động góp phần đưa tổng công suất thiết kế toàn ngành Xi măng Việt Nam đến hết năm 2022 lên 11,4 triệu tấn, đạt mức 118 triệu tấn xi măng/năm.

Dự báo tình hình thị trường xi măng những tháng cuối năm 2022, các chuyên gia cho rằng, tín hiệu tích cực từ việc nhu cầu xi măng nội địa tăng thêm đáng kể với các yêu cầu giải ngân mạnh mẽ của Chính phủ từ nhiều dự án đầu tư công trong năm 2022 - 2023 sẽ bù đắp phần nào sự sụt giảm của thị trường xuất khẩu.

ximang.vn (TH/ TTXVN)

 

Các tin khác:

Nhận định chung và dự báo tình hình thị trường xi măng 6 tháng cuối năm 2022 ()

Bối cảnh KTXH trong nước ảnh hưởng tới ngành Xi măng Việt Nam 7 tháng đầu năm ()

Bối cảnh kinh tế Thế giới ảnh hưởng tới ngành Xi măng Việt Nam trong 7 tháng qua ()

Top 6 thương hiệu xi măng xây dựng tốt nhất thị trường ()

Tồn kho xi măng - Thách thức lớn đối với tăng trưởng ()

Tháng 7: Tiêu thụ xi măng giảm do áp lực cạnh tranh về giá và giá than tăng cao ()

6 tháng: Tiêu thụ xi măng trong nước đạt gần 32 triệu tấn ()

6 tháng: Xi măng Sông Lam xuất khẩu đạt hơn 2,28 triệu tấn xi măng ()

Nhiều nhà máy xi măng đang tính đến phương án dừng lò sản xuất ()

Xuất khẩu xi măng giảm cả về lượng và giá trị trong 2 quý đầu năm ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner kluber
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

 
00:0000:0000:00
00:00

Hội thảo "Xi măng vượt ngoài carbon - Mở rộng tiềm năng"

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, năm 2025 sẽ có những nhân tố nào ảnh hưởng mạnh đến thị trường xi măng?