Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Tổng quan thị trường thép 10 tháng đầu năm

23/11/2018 4:58:27 PM

Sản xuất được thép cuộn cán nóng, Việt Nam đã tự chủ được khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị ngành.


Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa đưa ra một số nhận định về ngành thép 10 tháng đầu năm.

Nhìn tổng quan, thị trường thép Việt Nam trong mười tháng của năm 2018 vẫn duy trì tích cực với sản lượng tiêu thụ tăng trưởng 28% so với năm ngoái. Trong đó, tiêu thụ nội địa tăng 27% và xuất khẩu tăng 33%.
 
Thị trường thép hiện nay được chia thành bốn nhóm, dựa theo loại sản phẩm gồm: thép xây dựng, ống thép, tôn mạ, và thép cuộn cán nóng-cán nguội. Trong đó thép cuộn cán nóng (HRC) - cán nguội (CRC) là nguyên liệu đầu vào của nhóm tôn mạ và ống thép. Với sự ra đời và đi vào sản xuất của hai tổ hợp sản xuất thép là Formosa và Dung Quất của Hòa Phát thì Việt Nam đã tự chủ được khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị ngành, đó là Thép cuộn cán nóng (HRC).

Thép xây dựng (HPG, POM, VNSteel, TISCO…)
 

Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nhu cầu xây dựng luôn hiện hữu hỗ trợ cho nhu cầu của mặt hàng này. Điều này thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tiêu thụ thép đều đặn và tỷ lệ tiêu thụ nội địa chiếm hơn 80%. Trong 10 tháng 2018, tiêu thụ thép xây dựng tăng trưởng 14% so với cùng kỳ. Đặc biệt trong tháng 10, sản lượng của doanh nghiệp số một thị phần là Hòa Phát đã đạt mức kỷ lục 250 nghìn tấn. Thị phần của thép xây dựng tập trung chủ yếu vào các ông lớn như Hòa Phát, Pomina, Formosa, Posco và các doanh nghiệp liên quan với VNSteel như VinaKyoei, TISCO.
 
Tôn mạ (HSG, NKG, Tôn Đông Á, Tôn Phương Nam…)

Tôn mạ là ngành có sản lượng sản xuất đứng thứ hai sau thép xây dựng. Khác với thép xây dựng, khoảng 40% - 50% sản lượng tôn mạ dùng để xuất khẩu khi mà các ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam còn khá non kém (tôn mạ là đầu vào các ngành này).

 
Dù chủ nghĩa bảo hộ đang bao trùm thương mại thế giới nhưng sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp tôn mạ vẫn ghi nhận sự tăng trưởng 10% sau 10 tháng trong khi nhu cầu trong nước tăng 9%.

Ống thép (HPG, NKG, HSG, VGS…)


Thị trường thép ống tại Việt Nam có đặc điểm tương đối giống với thép xây dựng khi mà tỷ trọng tiêu thụ chủ yếu là trong nước. Tại phân khúc này, ngoại trừ Hòa Phát và Hoa Sen giữ vị trí vượt trội về thị phần, thì các đối thủ nhỏ hơn giữ một thị phần tương đối đồng đều. Tổng sản lượng tiêu thụ của phân khúc sản phẩm này cũng khá thấp nếu so sánh với thép xây dựng và tôn mạ, chỉ khoảng xung quanh 200 nghìn tấn/ tháng.
 
Thép cuộn cán nóng – cán nguội (HRC- CRC)

Với việc nhà máy Formosa được đưa vào vận hành sản xuất từ năm ngoái, Việt Nam đã chính thức có được nguồn cung nội địa HRC - sản phẩm cuối cùng của chuỗi giá trị ngành thép Việt Nam hiện còn đang thiếu.


Sắp tới khi nhà máy Dung Quất của Hòa Phát đi vào hoạt động, nguồn cung của HRC được dự báo sẽ dồi dào hơn cho các doanh nghiệp tôn mạ trong nước, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào HRC nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này sẽ giúp tăng sức cạnh tranh các doanh nghiệp nội địa và quan trọng hơn là tránh được các loại thuế chống lẩn tránh của các quốc gia đang áp lên sản phẩm tôn mạ và CRC của VN. Tỷ trọng xuất khẩu HRC là không đáng kể do nhu cầu nội địa từ các công ty tôn mạ là rất lớn trong khi khâu sản xuất CRC đã được tự chủ phần lớn nên tỷ trọng xuất khẩu cao hơn nhiều và đây là một trong những mặt hàng bị tập trung đánh thuế lẩn tránh do giá trị gia tăng từ HRC là không cao.

ximang.vn (TH/ NCĐT)

 

Các tin khác:

Lạng Sơn: Kiểm soát thị trường vật liệu xây dựng, bảo vệ người tiêu dùng ()

Cuối năm: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép tăng trưởng ()

Hà Tĩnh: Thị trường vật liệu xây dựng cuối năm tăng trưởng mạnh ()

Thanh Hóa: Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng có xu hướng tăng ()

Gạch ốp lát trong nước: Nhiều cơ hội xuất khẩu ()

Xuất khẩu sắt thép đạt hơn 3,705 tỷ USD ()

Hà Nam: Thị trường vật liệu xây dựng ít biến động dịp cuối năm ()

Vĩnh Phúc: Gạch ốp lát trong nước lên ngôi ()

Vật liệu nội thất đang mở rộng tại các thị trường tỉnh lẻ ()

9 tháng: Lượng gạch tồn kho tại Thanh Hóa lên tới 112 triệu viên ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?