Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Tín dụng đè DN thép

04/11/2011 3:35:59 PM

Thị trường thép vẫn phụ thuộc nhiều vào sự “nóng, lạnh” của thị trường BĐS và vốn vay ngân hàng. Chính vì vậy, những diễn biến thất thường của thị trường thép không nằm ngoài dự đoán của nhiều người. Tuy vậy, các DN thép lại không dễ thích ứng với điều này, nhất là trong bối cảnh thị trường đang “ế ẩm” hiện nay.



Nhiều DN thép phải chật vật xoay sở tìm lối thoát. Ảnh: VŨ ANH

Lộ diện DN lỗ

Chính sách cắt giảm đầu tư công và thắt chặt tín dụng đã khiến nhiều DN sản xuất thép lâm vào tình trạng thua lỗ, đứng trước nguy cơ phá sản. Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Phạm Chí Cường cho biết, so với năm 2010 thì tổng tiêu thụ dự kiến các mặt hàng của ngành thép giảm gần 10%. Lượng thép tồn kho đã đến mức đáng lo ngại (500 nghìn tấn). Vào thời điểm này, các DN thép đang phải chật vật xoay xở nhưng vẫn chưa tìm được lối thoát nào? Ngay cả các “ông lớn” trong ngành thép như TCty Thép Việt Nam (VnSteel), Hòa Phát cũng đứng trước nguy cơ thua lỗ. Ông Trần Tuấn Dương - Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát cho biết: Tập đoàn này đã tham gia sâu vào thị trường thép từ nhiều năm nay, hiện đứng thứ 2 trong cả nước về sản xuất thép nhưng hiện chỉ chạy có 80% công suất. Các chi phí khác cũng được tiết giảm tối đa.

Còn với VnSteel, ông Nghiêm Xuân Đa - Phó tổng giám đốc tiết lộ, hiện đã có 3 đơn vị thuộc VnSteel bắt đầu lỗ. Tiêu thụ thép của đơn vị này đã giảm đi đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái (10 tháng đạt 76% kế hoạch năm). Đã có hiện tượng DN bán phá giá để giảm lỗ. Nhưng nhu cầu chung của nền kinh tế không cao, nên dù có giảm giá bán cũng không thể bán được nhiều hàng. Còn tại thị trường phía Nam, theo ông Hồng Phúc, đại diện Cty Thép Pomina, tiêu thụ đã sụt giảm mạnh, chỉ đạt mức 75%. Mỗi tháng Pomina chỉ sản xuất 20 ngày, 10 ngày phải nghỉ…

Tín dụng “đè” DN

Trong bối cảnh khó khăn như vậy, gánh nặng từ lãi suất ngân hàng và chênh lệch ngoại tệ cũng đang đè nặng lên vai DN. Ông Nghiêm Xuân Đa thừa nhận, dù là DN lớn nhưng cũng gặp nhiều khó khăn về tín dụng. “Mặc dù ngân hàng có chính sách giảm lãi suất huy động, cho vay nhưng thực tế chúng tôi không thấy giảm, khả năng tiếp cận vốn nói chung rất hạn chế. Ngân hàng không mong muốn tăng trưởng tín dụng nên chọn lọc khách hàng. Vì vậy lãi suất vẫn trên 20%/năm, không có chuyện giảm xuống 17 - 19%”. Ông Đa còn cho biết thêm, chênh lệch tỷ giá là một vấn đề rất đáng lo ngại hiện nay. Đã xuất hiện chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và không chính thức. Điều này đã đẩy chi phí vốn lên cao. “10 tháng qua VnSteel lãi nhưng chênh lệch tỷ giá đã vét hết thành quả của 10 tháng”, ông Đa cho biết.

Ngay cả khi tiêu thụ thép tốt thì lãi suất ngân hàng 20% cũng là một khó khăn lớn với DN. Trong khi đó, thử hình dung với hơn 500 nghìn tấn thép tồn kho phải “gánh” lãi suất trên, lãi suất thực tế sẽ còn lớn hơn thế. Vì vậy, không khó hiểu khi một số DN sẵn sàng bán dưới giá thành, chịu lỗ để có tiền trả ngân hàng còn hơn là để hàng tồn kho.

Mặc dù thép là một trong những mặt hàng thiết yếu được ưu tiên thu xếp vốn theo Nghị quyết 11 của Chính phủ nhưng việc khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng là một thực tế đối với các DN Thép hiện nay. Đại diện Cty Thép Pomina đề xuất: “Chúng tôi có một dự án 1 triệu tấn/năm ở Phú Mỹ nhưng đang gặp khó khăn vay vốn ngân hàng. Vì vậy đề nghị được tiếp tục vay vốn”. Còn lãnh đạo Cty Cơ khí Vĩnh Phúc cho biết mỗi năm đơn vị này nhập trung bình 300 nghìn tấn phôi thép, nhưng gần đây phải mua USD với giá cao, gây thiệt hại khá lớn cho DN. Việc cân đối ngoại tệ cho DN thép sẽ càng khó khăn hơn khi Bộ Công Thương đã 3 lần làm việc với Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này nhưng đều được trả lời là ngay cả các đối tượng được ưu đãi cũng chưa được cân đối đủ, trong khi đó Thép không phải là lĩnh vực được ưu đãi.

Vào thời điểm này, khó khăn đang chồng lên vai các DN Thép. Ông Trần Tuấn Dương nhận định: “Chính sách cắt giảm đầu tư công chắc chắn sẽ còn kéo dài vài năm nữa. Còn thị trường BĐS cũng chưa thể hồi phục trong 2 - 5 năm nữa bởi đã có một thời gian dài phát triển quá nóng”. Và nếu cơ chế vốn cho thép vẫn không được tháo gỡ, thì chuyện DN thép phá sản hay rời bỏ thị trường là điều có thể dự đoán được.

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?