Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Quảng Nam: Nguồn cung khan hiểm, đẩy giá cát tăng cao

21/02/2023 7:42:24 AM

Gần như việc khai thác các mỏ cát trên lòng sông Vu Gia, Thu Bồn đã tạm dừng. Giá cát tăng đột biến, nhưng không có hàng để mua. Tình trạng khan hiếm nguyên liệu xây dựng này chưa biết bao giờ được khắc phục.

Mỏ đóng, cát hụt

Không còn những chuyến xe ben, xe tải chở cát phủ bạt chạy cuốn bụi mù mịt, nước tràn mặt lộ qua các tuyến đường lớn phía Bắc Quảng Nam do chính quyền siết chặt quản lý khai thác cát. Hai bến thủy nội địa dưới chân cầu Giao Thủy, từng mệnh danh là tổng kho cát khổng lồ, cung cấp vật liệu xây dựng cho Quảng Nam, Đà Nẵng và cả Thừa Thiên Huế chỉ còn vài đụn cát nhỏ nhoi. 

Ông Lương Tấn Tuấn (người Đại An) làm bảo vệ tại đây, nói bến này chỉ là nơi chứa cát khai thác từ các nơi đổ về. Ông không biết vì sao bến lại tạm dừng và khi nào hoạt động trở lại. Chỉ nhớ rõ là kể từ ngày 15 tháng Chạp âm lịch năm Nhâm Dần đã không còn cảnh nhộn nhịp xe cộ vào ra.


Lượng cát còn lại, dù xuất bán tại bến giá đã 1,2 triệu đồng mỗi xe 4m³, nhưng chủ không bán với khối lượng lớn, chỉ cho dân địa phương vận chuyển bằng xe bò một vài m³ về sửa chữa nhà ở, công trình dân dụng.

Ông Tuấn nói một cách rành rọt rằng các mỏ cát trên Giảng Hòa (Đại Thắng), Đại Đồng hay mỏ Pha Lê (Hội Khách, Đại Sơn), Trường Lợi (Đại Hồng) thuộc địa bàn huyện Đại Lộc cũng đã đóng cửa, dừng hết. Tất cả các mỏ đều đã thu hẹp quy mô hoặc hết thời gian khai thác. Còn chính quyền không cấp mỏ mới và không gia hạn đối với các mỏ đã hết thời hạn khai thác.

Chờ đến bao giờ?

Không có số liệu thống kê lượng cát thiếu hụt cho xây dựng trên thị trường, nhưng hầu hết các bãi chứa Bắc Quảng Nam đều than thở vì thiếu hàng, giá lại cao ngất ngưởng. Ra tết đến nay, bãi cát của ông Nguyễn Công Khanh (bên chân cầu Gò Nổi) không còn đủ cát. Một chiếc xe tải nhỏ trờ tới, kêu 2m3 cát hạt to. To nhỏ chi cũng một thứ, một giá. Vừa nói, ông Khanh vừa leo lên chiếc xe múc, múc đủ khối lượng cần cho người mua.

900.000 đồng chưa đầy 2m³. Mấy xe cát mới mua từ Quảng Ngãi về. Mua tại bến đã 400.000 đồng/m³, thêm vận chuyển nữa phải bán 500.000/m³. Không có nhiều cát để mua và giá bán cao quá cũng không có người mua, trừ khi họ quá cần, ông Khanh nói.

Anh Trịnh Xuân Vũ (ở Nam Phước, Duy Xuyên) than phải bấm bụng mua cát với giá quá cao, có nguy cơ thiếu nợ dài, vì lỡ đã chọn ngày, lên kế hoạch dựng lại nhà ngay trong thời điểm “sốt” vật liệu xây dựng, khan hiếm cát.

Chưa thể xác định được có bao nhiêu dự án, công trình đầu tư công phải dừng vì khó tìm kiếm vật liệu xây dựng hoặc giá cao so với giá đã định của liên sở công bố khiến các nhà thầu phải trì hoãn. Khó khăn này kéo theo một loạt chuyện buồn cho những người làm thuê.

Lái xe Văn Phú Diện có một cửa hàng vật liệu xây dựng ở bên kia cầu Gò Nổi, cho biết, trước kia, mỗi ngày có thể kiếm được năm ba chuyến cát, vật liệu xây dựng. Chừ ít cát. Số còn lại đều là hàng dự trữ nên giá bị đẩy lên cao. Xót xa hơn là những người sắm tàu khai thác, chở cát thuê cho các doanh nghiệp, họ không còn công việc. Ngày ngày, họ vẫn ngồi chờ và hy vọng ai đó sẽ cho phép các mỏ hoạt động trở lại.

Các cuộc kiểm soát của cơ quan liên ngành đã xóa sổ nhiều bến bãi và ngăn chặn tình trạng khai thác cát sỏi lòng sông trái phép, đã góp phần giảm thiểu nguy cơ sạt lở bờ sông. Chính quyền quyết định chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản lòng sông. Không gia hạn, cấp lại giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông Vu Gia, Thu Bồn ở Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn.

Các địa phương đang rà soát điểm mỏ cát sỏi có trong quy hoạch được phê duyệt, lựa chọn các điểm mỏ có quy mô diện tích đủ lớn, không ảnh hưởng đến bờ sông, công trình, đất đai, nhà ở. Có thể gộp các điểm mỏ nhỏ, gần nhau thành 1 mỏ có quy mô lớn để đề xuất tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản công khai, minh bạch...

Đó là điều cần thiết để lập lại trật tự việc khai thác khoáng sản tại địa phương. Nhưng điều cốt tử hơn là sau những cuộc rà soát này, cần nhanh chóng công bố những ai đủ điều kiện để có thể tiến hành khai thác.

Đóng mỏ, dừng khai thác kéo dài sẽ dẫn đến khan hiếm, giá cát ngày càng tăng cao. Sẽ gây gian nan thêm cho việc giải ngân vốn đầu tư khi dự án, công trình bị đình trệ, doanh nghiệp thêm khốn đốn và người lao động lâm vào tình cảnh khó khăn.

ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Thị trường vật liệu xây dựng tiếp tục ảm đạm sau Tết ()

Đà Nẵng: Cát xây dựng khan hiếm, giá tăng chóng mặt ()

Thừa Thiên Huế: Giá vật liệu xây dựng tăng nhẹ đầu năm ()

Thị trường vật liệu xây dựng tiệm cận với công nghệ 4.0 ()

Ninh Thuận: Thị trường vật liệu xây dựng khởi sắc nhờ dự án cao tốc Bắc - Nam ()

Thị trường vật liệu xây dựng nghỉ Tết sớm ()

Đồng Tháp: Phát triển và sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên ()

Thị trường VLXD cuối năm ế ẩm do bất động sản đóng băng ()

Thanh Hóa tập trung giải quyết vấn đề thiếu vật liệu xây dựng ()

Ấn Độ soán ngôi Mỹ trở thành quốc gia tiêu thụ thép thứ 2 Thế giới ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?