Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Những mảng màu đối lập

13/01/2012 2:25:35 PM

Với một năm kinh tế đầy biến động do vậy đã có tác động không nhỏ đến ngành sản xuất VLXD trong nước. Tuy nhiên, trong khó khăn mới thấy được sức mạnh thực sự của Ngành để từ đó, mở ra những con đường mới với những hy vọng mới.




Thép xuất khẩu tăng đột biến


Năm 2011 là giai đoạn khó khăn của ngành thép trong nước khi chi phí nguyên vật liệu ở mức cao, sự giảm giá của đồng nội tệ và chi phí lãi vay tăng cao. Thêm vào đó, chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt đã dẫn tới sự sụt giảm của ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng - vốn chiếm khoảng 34% tổng nhu cầu của ngành thép. Lượng tiêu thụ thép xây dựng trong nước năm 2011 ước tính giảm khoảng 4% so với năm trước. Nhu cầu thấp khiến hiệu suất hoạt động của nhiều nhà máy chỉ còn khoảng 40 - 45% công suất thiết kế, làm tăng chi phí cố định trên mỗi đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên, yếu tố thuận lợi là ngành thép trong nước đang được đầu tư phát triển theo chiều sâu. Thép đã, đang và sẽ là nguyên liệu cơ bản cho sự phát triển kinh tế. Vì vậy, triển vọng dài hạn cho ngành thép trong nước vẫn khá lạc quan, mặc dù những thách thức về nhu cầu thấp và chi phí sản xuất cao mà các Cty thép nội địa phải đối mặt có thể tiếp tục trong năm 2012.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA)- Phạm Chí Cường, xuất khẩu thép năm 2011 tăng cao đột biến với 1,87 triệu tấn, tăng gần 44,5% so với năm 2010. Cùng với phôi thép, các sản phẩm ống thép, cuộn cán nguội, thép không gỉ, thép thanh, tráng tôn mạ kẽm cũng có kim ngạch xuất khẩu tăng rõ rệt so với năm 2010. Kết quả tăng trưởng này là nhờ những nỗ lực của các Cty thép trong việc tìm kiếm cơ hội xuất khẩu mới khi nguồn cung vượt quá nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, để xuất khẩu hiệu quả, các DN thép cần phối hợp với nhau và thông qua Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nan để tăng cường xúc tiến thương mại ra nước ngoài. Mặt khác, lưu ý với các vụ kiện gia tăng, nhất là với mặt hàng thép cán nguội và thép ống vào thị trường Mỹ do xuất khẩu của nước ta tăng quá nhanh vào thị trường này. Thực tế, các DN hiện đang rất lúng túng để đối phó các vụ kiện do chưa có nhiều kinh nghiệm. VSA dự báo trước tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn trong năm 2012, các công trình xây dựng cũng sẽ không khởi động nhiều nên ước tổng lượng thép xây dựng trong năm 2012 chỉ đạt khoảng 5,6 triệu tấn, tương đương với lượng thép tiêu thụ năm 2010.

Xi măng tiêu thụ nội địa vẫn đạt gần 50 triệu tấn

Năm 2011, ngành xi măng cũng giống các ngành vật liệu xây dựng khác như thép, kính xây dựng, gạch ốp lát... khi giá cả đầu vào tăng, chênh lệch tỷ giá tăng, lãi suất tín dụng tăng, nhiều công trình bị cắt giảm tiến độ hoặc tạm dừng; khiến tiêu thụ xi măng giảm. Tuy nhiên, năm 2011 tiêu thụ nội địa vẫn đạt gần 50 triệu tấn (tuy có giảm 1 triệu tấn so với năm 2010), nhưng đã giảm nhập khẩu clinker từ 2 triệu tấn năm 2010 xuống còn 1,2 triệu tấn năm 2011. Các DN đã đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường ở nước ngoài, hợp lý hoá trong khâu vận chuyển, khắc phục những hạn chế về hạ tầng bốc xếp hay loristic để tăng cường xuất khẩu sản phẩm xi măng. Nhờ vậy, năm 2011 cả Ngành đã xuất khẩu được trên 5,5 triệu tấn sản phẩm xi măng (chủ yếu là clinker). Đến cuối năm 2011, tổng công suất các dây chuyền của cả nước là 65,5 triệu tấn. Như vậy công suất hiện có đã được khai thác tới 86%. Trong điều kiện khó khăn như năm 2011, thì con số đó cũng là một cố gắng lớn của toàn Ngành.

Hiệp hội Xi măng Việt Nam ước tính, trong năm 2012, lượng xi măng tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt từ 52 - 53 triệu tấn và lượng xuất khẩu vào khoảng 6 triệu tấn. Khoảng 500 ngàn tấn xi măng và 5,5 triệu tấn clinker được xuất sang thị trường các nước ở châu Phi. Hiện tại, thị trường xuất khẩu tốt nhất đối với ngành xi măng là các nước Đông Nam Á và Nam Á. Nhưng đây cũng là đích nhắm của những nhà sản xuất xi măng lớn trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Đài Loan nên mức độ cạnh tranh rất quyết liệt, rất khó chen chân. Một nguyên nhân nữa là hầu hết các dây chuyền sản xuất xi măng của Việt Nam mới được đầu tư, trong khi đối thủ cạnh tranh ở khu vực đã giải quyết xong chuyện khấu hao. Do đó, việc “đấu giá” giữa DN xi măng trong nước với các đối thủ thực sự không cân sức; giá thành xi măng Việt Nam cao hơn của Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc. Chưa kể, nếu tính thêm chênh lệch về lãi vay ngân hàng, sản phẩm của DN xi măng trong nước càng yếu thế hơn. Vì vậy, năm 2012 vẫn là năm khó khăn của ngành xi măng, cùng với nhiệm vụ đổi mới công nghệ, thanh lọc các nhà máy nhỏ lẻ lạc hậu về công nghệ. Năm 2012, tái cấu trúc ngành xi măng cũng là nhiệm vụ trọng tâm được các DN nhắc đến trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của mình...

Gốm sứ bị hàng nhập lậu “đe dọa”, vật liệu xây không nung khó khăn

Theo thông tin từ Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam (VIBCA), đến thời điểm tháng 10/2011 sản phẩm gạch ốp lát tồn kho tại các Cty trong nước ước khoảng 30 triệu m2, tương ứng 2 nghìn tỷ đồng. So với sức tiêu thụ của năm 2010 là 330 triệu m2 (bằng 88% lượng sản xuất và 79% năng lực sản xuất) thì dự kiến năm 2011, lượng tiêu thụ gạch ốp lát của Việt Nam chỉ khoảng 290 triệu m2/năm (bằng 70% năng lực sản xuất theo công suất lắp đặt). Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng ngành gạch ốp lát lâm vào tình trạng trên được VIBCA nhận định là do buôn lậu và gian lận thương mại gạch ốp lát từ Trung Quốc. Ngày 08/11/2011 VIBCA đã có công văn số 69/2011-GSXD trình lên Thủ tướng Chính phủ kiến nghị về thuế nhập khẩu đối với gạch ceramic (đặc biệt là gạch nhập từ Trung Quốc) chống gian lận thương mại. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng gửi công văn tới Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Tổng cục Hải quan về vấn đề này.

Đẩy nhanh thực hiện Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) đến năm 2020, toàn xã hội đã có bước chuyển biến tích cực. Chương trình phát triển VLXKN đã được phổ biến rộng rãi và được các cấp, các ngành, đặc biệt là các DN sản xuất VLXD hưởng ứng. Bộ Xây dựng đã tiến hành soát xét và xây dựng mới tiêu chuẩn cho các loại sản phẩm VLXKN, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu cho khối xây sử dụng VLXKN nhẹ; xây dựng định mức kinh tế cho khối xây sử dụng VLXKN... Tuy nhiên, năm 2011 các DN VLXKN vẫn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm.

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?