Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Ngành thép chờ phép màu?

01/06/2012 8:09:38 AM

NQ 13 của Chính phủ với các gói hỗ trợ đã đem đến hy vọng mới cho các DN thép, vốn bị đình đốn từ nhiều tháng nay do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt đầu tư công và sự trầm lắng của thị trường BĐS. Tuy nhiên, gói giải pháp này có thể cứu được các DN thép khỏi nguy cơ thua lỗ hay không vẫn còn là điều cần bàn.




Tồn kho hàng trăm ngàn tấn


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm nay, chỉ số tiêu thụ của ngành sắt, thép giảm 2,2%, trong khi sản xuất tăng 1,1%. Còn theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), 3 tháng gần đây, tiêu thụ thép đạt từ 443 - 500 nghìn tấn. Mức tiêu thụ như trên còn chưa là gì so với công suất của ngành thép hiện nay. Mùa mưa sắp đến, tiêu thụ thép được đánh giá là khó có thể bứt phá bởi đây không phải là thời điểm các công trình bắt đầu khởi công. Tiêu thụ chậm, sản xuất dù có cắt giảm nhưng công suất vẫn còn ở mức cao là nguyên nhân chính khiến lượng thép tồn kho có lúc đã lên đến 500 nghìn tấn. Ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch VSA cho biết, đại bộ phận các DN đều thua lỗ, một số rất ít có lãi. DN cầm cự để không tuyên bố phá sản trong lúc này đã là cố gắng.

Thực tế khó khăn đó cho thấy, DN thép khó có thể tận dụng được gì từ những ưu đãi về hỗ trợ thuế trong NQ 13 của Chính phủ. Đại diện một số DN thép cho rằng, NQ 13 cho phép miễn, giãn, giảm thuế thu nhập DN. Điều này chỉ có ý nghĩa với những DN làm ăn có lãi. Còn với DN thua lỗ thì hoàn toàn vô nghĩa. Còn thuế giá trị gia tăng thì lại chỉ được giãn chứ chưa được miễn, giảm. Theo ông Phạm Chí Cường: “Đẩy mạnh chi tiêu công là điều được DN thép mong đợi nhất trong gói hỗ trợ từ NQ 13 của Chính phủ. Chỉ có đẩy mạnh chi tiêu công, trong đó có đầu tư xây dựng cơ bản DN thép mới mong bán được hàng tồn kho, thu hồi được vốn, trả được nợ ngân hàng. Ngay lúc này, niềm vui tinh thần thì đã rõ, nhưng hiệu quả của chính sách đến đâu thì chưa ai có thể trả lời được”.

Khó tiếp cận nguồn vốn

Mục tiêu nhóm giải pháp này là giải quyết khó khăn cho DN trong thời gian trước mắt và đưa ra các biện pháp tháo gỡ nhằm khơi thông thị trường cũng như giảm chi phí đầu vào cho DN. Theo các chuyên gia, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, chi tiêu công sẽ giúp các DN, trong đó có sắt thép, đẩy được hàng tồn kho cho các công trình xây dựng cơ bản.

Dù ghi nhận những hỗ trợ về mặt chính sách của Chính phủ, DN ngành thép vẫn chưa thể nào yên tâm. Ông Trần Văn Huynh - Chủ tịch Hiệp hội VLXD cho rằng, những chính sách mới của Chính phủ sẽ có tác động nhưng không nhiều, đa số DN vẫn rất khó tiếp cận với nguồn vốn vay. Có thể nhìn vào thị trường BĐS để thấy được sự tác động lên thị trường VLXD như thế nào. Từ nhà ở thương mại, nhà ở thu nhập thấp hay xã hội đâu đâu cũng cần vay vốn. Mà bao nhiêu DN sẽ vay được? Khi DN BĐS khó vay vốn thì tiền đâu mua VLXD. Ngay cả khi có mua sắt thép nhưng không có tiền thanh toán thì DN cũng không thể thu hồi được vốn mà quay vòng.

Phải tự “cứu” mình

Nguyên nhân chủ quan nằm ở chính nội tại của ngành thép. Tình trạng cung đã gần gấp đôi cầu - hậu quả của việc cấp phép tràn lan cho các dự án thép - đã khiến cho bài toán đầu ra sản phẩm thép càng thêm bí bách. Dự kiến, cả năm 2012 công suất sản xuất toàn ngành thép lên đến 9 triệu tấn (chưa kể 5 nhà máy công suất 1,5 triệu tấn sắp đi vào hoạt động), trong khi tiêu thụ cả nước chỉ đạt gần 6 triệu tấn/năm. Trong khi đó, với việc hội nhập quốc tế sâu, thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN với ưu thế giá rẻ sẽ càng tạo thêm áp lực cạnh tranh đối với các DN thép trong nước. Việc tìm hướng xuất khẩu cũng cực kỳ khó khăn nếu lại phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá ở các nước.

Thế nên, hiệu quả từ gói hỗ trợ của Chính phủ đối với DN thép chỉ là trong trước mắt. Còn về lâu dài, đừng có mơ có “phép màu”, ngành thép phải tự “cứu” lấy mình. Hiện nay cả nước có hơn 400 DN thép các loại, trong đó có gần 120 DN làm thép xây dựng, nhưng chỉ có 26 DN nằm trong quy hoạch. Các chuyên gia cho rằng, cơ cấu lại ngành thép là việc cần làm, trước khi quá muộn.

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?