Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Miền Trung khan hiếm vật liệu xây dựng sau bão

19/09/2017 3:50:27 PM

Sau cơn bão số 10, người dân ở miền Trung đã đổ xô đi mua vật liệu xây dựng về gia cố, sửa sang lại nhà cửa để sớm ổn định cuộc sống, sản xuất. Giá cả của một số mặt hàng vật liệu xây dựng có tăng, nhu cầu tiêu thụ rất lớn, có thời điểm không đủ hàng để bán. 

Mỏi mắt tìm thợ

Về các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế những ngày sau khi bão số 10 quần nát, thật ngạc nhiên khi chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt như giá tấm tôn, đinh, thép... lại trở thành câu chuyện thời sự.

Chị Hoàng Thị Huyền (ở xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh) đang chở 10 tấm fibro vừa mua về, cho biết, bão quét qua đã làm mái nhà chính và mái công trình phụ của gia đình bị tốc, vỡ nát. Không chỉ có gia đình tôi mà nhiều gia đình khác cũng bị như thế. Sau bão, chúng tôi đến các đại lý bán vật liệu xây dựng trên địa bàn để mua tấm fibro về thay thế. So với ngày thường, giá mặt hàng fibro đã tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/tấm tùy từng loại.

Chị Nguyễn Thị Tài (ở xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh) cho biết, tháng trước gia đình tôi đã mua tấm fibro loại 1,8m với giá 53.000 đồng/tấm, nhưng hôm nay sau bão đi mua thì loại này có giá là 65.000 đồng/tấm, tăng 12.000 đồng so với ngày bình thường. Dù vậy cũng phải mua về sửa lại nhà để ở.

Giá vật liệu xây dựng để sửa chữa lại nhà cửa tại Hà Tĩnh tăng cao. 

Không chỉ khan hiếm mặt hàng vật liệu xây dựng mà sau bão việc tìm thợ sửa nhà cũng khó khăn. Ông Nguyễn Tiến Cần (57 tuổi, ở xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh) cho biết, sau bão, nhu cầu thuê nhân công về để sửa sang lại nhà cửa cũng tăng lên không kém phần. Nguyên nhân là do ở vùng này hầu như nhà nào cũng bị tốc mái hư hỏng nặng phải sửa sang lại, nên phải “đỏ mắt” đi tìm nhân công về làm. Nếu như giá thuê nhân công ngày bình thường dao động khoảng 250.000 - 270.000 đồng/người/ngày, thì sau bão hơn 300.000 đồng/người, nhưng vẫn rất khó kiếm…

Ở huyện Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn và hai huyện rẻo cao Minh Hóa, Tuyên Hóa của tỉnh Quảng Bình, số nhà dân bị tốc mái quá lớn, lại là nhà xây cách đây 20 năm trở về trước nên thị trường không còn loại ngói cũ để thay; mua ngói mới về lợp thì không hợp với đòn tay, rui mè cũ.

Bà Đăng Thị Khê ở Quảng Châu (Quảng Trạch) cho hay, nhà bị tốc mái, tìm ở đại lý thấy không có loại ngói cũ; thay ngói thì phải làm lại đòn tay, rui mè, tốn kém thêm lần nữa.

Cùng với việc không tìm ra thợ thầy, vùng nông thôn Quảng Bình còn mất điện trên diện rộng nên người dân đang rất khó khăn trong việc sửa chữa lại mái nhà, thợ gò hàn lợp mái tôn nhận việc ở những vùng có điện, những vùng không có điện thì hẹn người dân chừng nào có điện mới làm.

Đủ lý do tăng giá

Dù rằng sau bão, ngành chức năng các tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh đã “tung quân” đi kiểm tra thị trường nhằm bảo đảm ổn định giá cả, nhất là giá các loại vật liệu xây dựng, chống hiện tượng đẩy giá hàng hóa lên sau bão.

Theo tìm hiểu ở địa bàn Hà Tĩnh, sau bão giá bán một số mặt hàng vật liệu xây dựng có xu hướng tăng khoảng 10% đến 15%, tùy vào từng loại mặt hàng. Mặc dù giá có tăng, nhưng nhu cầu của người dân rất lớn, nên có nhiều thời điểm một số mặt hàng này trong tình trạng bị “cháy” hàng không đủ phục vụ. 

Bà Cao Thị L. (chủ đại lý vật liệu xây dựng ở huyện Kỳ Anh) cho biết, sau bão, một số mặt hàng vật liệu xây dựng “cháy” hàng. Người dân ở đây chủ yếu lợp mái nhà bằng tấm fibro, bão vào càn quét phá hết nên loại tấm lợp này bán rất chạy, có nhiều thời điểm không có hàng để mà bán.

Còn bà Đỗ Thị H. (chủ một công ty chuyên cung cấp sắt thép, tôn lợp nhà ở huyện Kỳ Anh), cho biết, sau bão dù công ty bắt đầu mở cửa bán tôn thép vào sáng 17/9, đến đầu giờ chiều cùng ngày đã bán được khoảng 1.000m2 tôn. Số lượng tôn bán ra cho người dân tăng gấp nhiều lần so với ngày bình thường. Giá tôn lợp cũng có tăng (trước bão giá 108.000 đồng/m2 tôn lợp, sau bão tăng lên 115.000 đồng/m2 tôn lợp…). Giá tăng không đáng kể do ở Kỳ Anh bị mất điện nên các đại lý phải dùng máy nổ để cắt tôn dẫn đến giá tăng để bù đắp chi phí. 

Rất nhiều người dân ở vùng tâm bão miền Trung cho biết, việc tăng giá ít do điều kiện khách quan có thể chấp nhận. Song đối với những cửa hàng tăng giá, ép giá cao thì người dân mong chính quyền địa phương, ngành chức năng sẽ phối hợp với cơ quan chức năng xử phạt thích đáng.

Một cán bộ Đội Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh quản lý tại địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, cho biết, sau bão số 10 đơn vị đang ra quân kiểm tra chặt chẽ, yêu cầu các đại lý bán vật liệu xây dựng trên địa bàn như: ngói đỏ, tôn lợp, tấm ngói fibro… ký cam kết không tăng giá.

Còn đối với một số đại lý bán hàng có tăng giá thì có thể đó là đại lý mà đơn vị chưa kịp đến kiểm tra, yêu cầu ký cam kết. Việc này sẽ tiếp tục được khẩn trương triển khai để chấn chỉnh, đảm bảo giá bán thị trường ổn định, không được tăng giá cao, trục lợi khi người dân đang lâm hoàn cảnh hoạn nạn do thiên tai, bão lũ.
 
Quỳnh Trang (TH/ SGGP)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?