Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Giải pháp “phá băng” thị trường BĐS và xử lý tồn kho VLXD

01/11/2012 10:11:21 AM

Phát biểu trước diễn đàn Quốc hội sáng 31/10, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã nhấn mạnh về “Những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS và xử lý tồn kho VLXD”. Báo Xây dựng xin giới thiệu cùng bạn đọc.



Những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS


“Hiện nay Bộ GTVT và Bộ Xây dựng quyết liệt để đưa xi măng vào các công trình, các dự án nhằm giảm nhập siêu góp phần ổn định kinh tế vĩ mô”.

Thị trường BĐS hiện nay được đánh giá là rất khó khăn. Thị trường đang đóng băng và rất ít giao dịch. Các DN BĐS thì khó khăn nhưng người dân nghèo và một bộ phận người dân trong xã hội thiếu nhà ở đủ điều kiện.

Tính đến ngày 31/8/2012, dư nợ tín dụng BĐS khoảng 203 nghìn tỷ đồng. Trong đó tỷ lệ nợ xấu là 66% (theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước). Nếu tính dư nợ tín dụng liên quan tới BĐS, trong đó gồm: cho vay kinh doanh BĐS, vay đầu tư sản xuất và kinh doanh, thế chấp bằng BĐS thì dư nợ tín dụng này khoảng 57% tổng dư nợ (tức là khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng). Vì vậy, nếu sản xuất kinh doanh khó khăn, nợ xấu của các DN tăng cao cùng với khó khăn của thị trường BĐS sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngành sản xuất như: xây dựng, VLXD, thiết bị điện, thép; ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống ngân hàng và kinh tế vĩ mô do đó ảnh hưởng đến đời sống việc làm không chỉ của các DN liên quan tới BĐS mà còn ảnh hưởng chung đến người dân. Vì vậy, cần phải quyết liệt tháo gỡ những khó khăn cho thị trường BĐS. Muốn tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS phải khắc phục những nguyên nhân gây ra khó khăn này.

Thứ nhất, thời gian vừa qua thị trường BĐS phát triển tự phát, theo phong trào và thiếu quy hoạch, kế hoạch. Do đó dẫn đến cung lớn hơn cầu. Hiện cả nước có 20.399 dự án và gần 71 nghìn héc-ta đất cho BĐS (theo thống kế của 44 tỉnh, thành). Riêng Hà Nội có 368 dự án với khoảng 20 nghìn héc-ta cho BĐS và những dự án đang triển khai thì chiếm khoảng 4%. Tức là khoảng 80 nghìn héc-ta với 233 dự án. Hàng tồn kho cả nước hiện nay 16.469 căn hộ chung cư, 4.116 nhà thấp tầng và 25.870m2 nhà, văn phòng cho thuê. Như vậy, sản phẩm BĐS chủ yếu là hàng cao cấp, trung bình ở mức độ cao; còn sản phẩm cho người thu nhập thấp, cho đối tượng xã hội rất ít.

Thứ hai, cơ cấu sản phẩm BĐS rất bất hợp lý. Nhà diện tích nhỏ và vừa có giá rẻ phù hợp của đại đa số người dân còn khó khăn và khả năng thanh toán với mức thu nhập bình quân hơn 1.300 USD/người rất thiếu.

Thứ ba, vốn cho dự án BĐS chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng và vốn đóng góp của người dân mua nhà. Nên khi hàng không bán được, thị trường đóng băng thì nợ xấu BĐS tăng cao và gây nên khó khăn.

Về biện pháp tháo gỡ khó khăn: Hiện nay Chính phủ đang tập trung xử lý các giải pháp. Bộ Xây dựng với trách nhiệm là cơ quan của Chính phủ, đang tập trung hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng nói chung và đặc biệt liên quan tới phát triển đô thị và kinh doanh BĐS để tăng cường sự kiểm soát, thống nhất trong phát triển đô thị và kinh doanh BĐS cả về quy hoạch và theo kế hoạch.

Thứ hai, tập trung rà soát các dự án BĐS theo Chỉ thị 2196 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay Hà Nội cũng dừng rất nhiều dự án (khoảng 60% các dự án chưa giải phóng mặt bằng) và yêu cầu chủ đầu tư phải cơ cấu lại dự án và cơ cấu lại các sản phẩm để tăng các loại nhà ở xã hội phục vụ cho người thu nhập thấp thuộc các đối tượng nhà ở theo chính sách của xã hội như trong Chiến lược nhà ở giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Thứ ba, cùng với Ngân hàng Nhà nước mở rộng tín dụng cho vay đối với nhà đầu tư, người mua nhà để ở và đặc biệt là người mua nhà xã hội để ở.

Thứ tư, đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép miễn giảm thuế VAT cho hộ gia đình, cá nhân mua nhà xã hội và mua nhà thương mại để ở. Cho phép DN đầu tư nhà được hưởng những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất (đây là ý kiến của đại đa số DN).

Thứ năm, cho phép DN kinh doanh BĐS được nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán, cho thuê nhà ở.

Thứ sáu, đề nghị các địa phương, đặc biệt là 2 trung tâm lớn về kinh tế là Hà Nội và TP.HCM tập trung để giải quyết nhanh các thủ tục để tháo gỡ khó khăn cho DN.

Và xử lý tồn kho VLXD


Hiện nay tồn kho về VLXD đang tăng do tổng đầu tư xã hội giảm. Đối với gạch ốp lát, VLXD nung và không nung, đặc biệt là kính xây dựng tồn kho khá nhiều (tương đương với 2 tháng sản xuất). Riêng xi măng, mức sản xuất 10 tháng đạt 44 triệu tấn, tiêu thụ 10 tháng đạt 44,1 triệu tấn. Hiện nay tồn kho xi măng chỉ bằng 17 ngày sản xuất, tức khoảng 2,57 triệu tấn. Như vậy, tổng thể của xi măng tương đối an toàn và sản xuất được 85% công suất khai thác. Riêng TCty Xi măng Việt Nam 10 tháng sản xuất được 15,8 triệu tấn xi măng clinke và đạt 81% kế hoạch năm; tính đến ngày 25/10 tồn kho 1,55 triệu tấn, tương đương 20 ngày sản xuất. Như vậy trong lĩnh vực xi măng thì đến thời điểm này chúng ta có thể yên tâm.

Về giải pháp để khắc phục tồn kho: Tập trung kiểm soát các dự án mới đầu tư trong lĩnh vực xây dựng. Tháo gỡ những khó khăn cho sản xuất kinh doanh nhằm tăng tổng đầu tư xã hội và tiêu thụ VLXD. Tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS trong đó phát triển nhà ở xã hội chủ yếu là dùng VLXD trong nước, hạn chế dùng đồ cao cấp nước ngoài. Như vậy, nếu tháo gỡ những khó khăn cho thị trường BĐS bằng cách kinh doanh BĐS dành cho người nghèo, người thu nhập thấp thì sẽ đạt được nhiều mục đích như: tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho những người khó khăn về nhà ở, dẫn đến giải quyết được vấn đề an sinh xã hội.

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?