Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Giá tăng, doanh nghiệp thép vẫn buồn

23/09/2013 2:14:03 PM

Nguyên nhân chính của việc giá thép tăng nhanh trong thời gian gần đây là do giá thép nguyên liệu tăng cao, đẩy giá thép trong nước tăng theo chứ không phải do thị trường tăng trưởng như kỳ vọng.



Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, từ đầu tháng 7/2013 đến nay, giá thép trong nước liên tục biến động theo chiều hướng tăng. Đã có tới 3 lần giá thép tăng trong vòng 2 tháng trở lại đây, với mức tăng trung bình khoảng 150.000 đồng/tấn/lần. Giá thép giao tại nhà máy hiện ở mức 13,5 - 14,1 triệu đồng/tấn, chưa tính thuế VAT.

Tổng giám đốc CTCP Thép Việt Nam (Pomina) Ðỗ Duy Thái cho biết, dù đã cố gắng cầm cự nhưng thép Pomina vẫn phải làm một việc “chẳng đặng đừng” là tăng giá bán để bù đắp chi phí. Tuy nhiên, để tránh gây hiệu ứng ngược trên thị trường, công ty đành phải điều chỉnh giá bán “nhỏ giọt” làm 3 lần kể từ đầu tháng 7/2013.

Theo ông Đỗ Duy Thái, mức tăng giá bán dù chỉ vài phần trăm nhưng lại rơi đúng vào thời điểm thị trường đang trầm lắng, DN thép điêu đứng vì hàng tồn kho thì việc tăng giá dù nhiều hay ít cũng đều trở nên bất hợp lý. Thêm vào đó, sản phẩm sắt thép của Trung Quốc tràn lan trên thị trường với giá bán rẻ hơn so với sản phẩm cùng loại trong nước cũng là vấn đề khiến các DN ngành thép phải trăn trở.

Đại diện một công ty thép tại khu vực phía Nam cho rằng, thông thường khi giá thép tăng thì DN thép phải vui mừng mới đúng, nhưng thực tế vấn đề này lại đẩy thêm áp lực lên vai các DN thép. Vì theo lẽ thông thường, khi nguồn cầu sụt giảm, tồn kho tăng thì các DN bao giờ cũng áp dụng các chiêu thức hạ giá thành sản phẩm để kích cầu chứ không như hiện nay. Vấn đề này xuất phát từ nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của các DN thép nội.

Theo nhận định của giới chuyên gia và DN thép, nguyên nhân chính của việc giá thép tăng nhanh trong thời gian gần đây là do giá thép nguyên liệu tăng cao, đẩy giá thép trong nước tăng theo chứ không phải do thị trường tăng trưởng như kỳ vọng.

Cụ thể, giá thép phế liệu nhập khẩu đã tăng từ mức 350 USD/tấn lên mức 395 - 410 USD/tấn. Đây là mức tăng cao ảnh hưởng trực tiếp vào cơ cấu giá thành sản phẩm do thép thành phẩm sản xuất trong nước hiện nay vẫn phải phụ thuộc đến 70 - 80% vào nguồn thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2013 lượng sắt thép nhập khẩu đạt khoảng 6,2 triệu tấn, tăng đến 24,7% so cùng kỳ năm 2012, với kim ngạch nhập khẩu gần 4,5 tỷ USD, tăng 10% so cùng kỳ…

Trong đó, nhập khẩu thép nguyên liệu là chủ yếu, cũng đủ cho thấy sự phụ thuộc đáng kể vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu của DN trong nước như thế nào. Bên cạnh đó, một số DN cũng cho biết thêm, giá bán tăng gần đây còn có sự góp phần không nhỏ của chi phí điện nước, vận chuyển, nhân công gia tăng, đang cấu thành trong mỗi tấn thép được bán ra trên thị trường.

Theo nhận định của một số DN trong ngành, nhu cầu về mặt hàng này trong nước dường như đã gần tới đáy nên khó có thể giảm sâu hơn nữa. Vì vậy, việc tăng giá không đáng kể như hiện nay sẽ tác động không nhiều tới sức mua của thị trường.

Với cách tính toán này của DN ngành thép, các chuyên gia dự đoán nhiều khả năng trong một vài tháng tới sẽ còn tiếp tục có sự điều chỉnh tăng giá đối với mặt hàng sắt thép. Nhưng với những lần tăng tiếp theo thì không phải chỉ để thăm dò phản ứng của thị trường mà để hình thành lên một mặt bằng giá mới cho ngành thép.

Một số DN thép có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh nhận định, lối thoát của ngành thép lúc này chỉ là làm sao cố gắng điều tiết nguồn cung một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu thị trường để tránh tồn kho, làm gia tăng chi phí cộng thêm vào giá thành.

Theo Stockbiz *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?