Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Doanh nghiệp xin được xuất 300.000 tấn bụi thép sang Trung Quốc

21/12/2016 11:04:23 AM

Ngày 20/12, Bộ Công thương cho biết Công ty TNHH Kim Phúc Hà (Lạng Sơn) vừa có văn bản gởi Bộ Công thương đề nghị được xuất khẩu 300.000 tấn bụi lò thép.


Trong văn bản, Công ty Kim Phúc Hà cho rằng bụi lò thép là chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất thép ở Việt Nam chưa được tái chế, hiện được các nhà máy ở Việt Nam thu gom, đóng bao và lưu trữ trong các nhà kho.

Việc này “không đảm bảo quy định về quản lý chất thải nguy hại với số lượng ngày một tăng mà chưa có phương án xử lý hoặc tái chế vì chưa có đơn vị nào đủ năng lực xử lý loại chất thải này”. 

Xuất phát từ thực tế, Công ty Kim Phúc Hà đã nghiên cứu thị trường và ký hợp đồng xuất khẩu với Công ty HH Thương mại Phú Bang, thành phố Cảng Phòng Thành (Trung Quốc) để xuất khẩu lượng bụi thép nói trên.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa - phó chủ tịch Hiệp hội thép VN (VSA) - bụi lò thép nói trên được lấy từ quá trình luyện sắt, thép phế trong quá trình luyện phôi thép từ lò điện. Khi khói thải ra, trước khi xả ra môi trường, được lọc lại thành bụi.

Bụi này được quy định là chất thải độc hại, nguy hại theo tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên - môi trường vì chứa nhiều kim loại nguy hiểm, trong đó có kẽm.

Sở dĩ có kẽm trong quá trình tích tụ thành bụi vì nguyên liệu để luyện ra phôi thép có cả sắt, thép phế, tôn mạ kẽm các loại.

Ông Sưa cho rằng việc Trung Quốc muốn mua bụi lò thép nói trên không nằm ngoài mục đích để lấy nguyên liệu kẽm bằng phương pháp tách kim loại. Vì trong bụi lò thép luyện từ lò điện đang chứa 19 - 20% hàm lượng kẽm, cao hơn nhiều so với tỉ lệ cần có từ việc khai thác từ quặng kẽm thông thường.

Tại Việt Nam, theo ông Sưa, “cũng đã có một vài đơn vị đăng ký xử lý bụi lò thép, chủ yếu nằm ở phía Bắc. Nhưng các lò điện tại miền Bắc lại có dùng gang lỏng và thép phế trong quá trình luyện phôi, nên tỉ lệ kẽm thu lại được không nhiều so với việc chỉ dùng thép phế, quặng sắt hoặc tôn mạ kẽm, chỉ còn khoảng 10 - 11%”.

Ông Sưa cũng cho rằng việc Công ty Kim Hà Phúc xin xuất khẩu chính thức bụi lò thép “cần được ghi nhận là trường hợp đầu tiên”, trong khi thực tế thì cũng đã có doanh nghiệp xuất đi bằng được tiểu ngạch, "hoặc bằng đường gì thì cũng không rõ".

Bích Ngọc (TH/ TTO)

 

Các tin khác:

Cuối năm: Xuất khẩu và tiêu thụ thép tiếp tục tăng mạnh ()

Cuối năm: Xuất khẩu và tiêu thụ thép tiếp tục tăng mạnh ()

Thị trường đá xây dựng tăng trưởng ấn tượng ()

Việt Nam xuất khẩu 5.000 tấn thép vào thị trường Canada ()

Cuối năm thị trường vật liệu xây dựng vào mùa ()

Triển vọng cho thị trường vật liệu xây dựng ()

Tháng 11: Giá bán thép sẽ có điều chỉnh ()

Thái Lan tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu thép vào Việt Nam ()

Thanh Hóa: Thị trường vật liệu xây dựng cuối năm lấy lại đà tăng trưởng ()

Lạng Sơn: Giá cả ổn định VLXD, nguồn cung dồi dào ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?