Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Điện Biên: Cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên phục vụ xây dựng

02/11/2022 8:04:17 AM

Thời gian qua, nhu cầu sử dụng cát trong xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên ngày càng cao trong khi nguồn cát tự nhiên cung cấp cho các hoạt động xây dựng đang dần khan hiếm. Do đó, giá thành cát tự nhiên ngày một tăng cao. Trước xu thế phát triển, nhất là đáp ứng nhu cầu các công trình lớn đang và chuẩn bị khởi công trên địa bàn tỉnh, việc sử dụng cát nghiền nhân tạo đang là một hướng đi đúng, mang tính ổn định, phát triển lâu dài.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên, các mỏ cát tự nhiên cung cấp cát cho các công trình xây dựng tập trung tại huyện Ðiện Biên và xã Mường Tùng (huyện Mường Chà). Do quá trình vận chuyển xa nên giá thành cát xây dựng phục vụ các công trình ở các huyện là rất cao và ngày càng trở nên khan hiếm.

Hiện nay, hầu hết các huyện đều có mỏ đá được cấp phép, chủ đầu tư đều có thể lắp đặt các dây chuyền sản xuất cát nhân tạo. Nếu cát nhân tạo được sử dụng phổ biến thì sẽ giúp giảm giá thành cát, giảm chi phí xây dựng. Ðơn cử như các công trình tại huyện Mường Nhé, 1m3 cát vào công trình có giá thành khoảng 1,5 triệu đồng (gồm: 1,2 triệu tiền vận chuyển và 300.000 tiền cát). Nếu các công trình đều sử dụng cát nhân tạo sản xuất tại địa bàn chi phí sẽ giảm khoảng 2,5 lần so với sử dụng cát tự nhiên lấy từ Ðiện Biên. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh hàng năm bị sụt, sạt hàng chục héc ta đất nông nghiệp, các bãi bồi nông nghiệp do tình trạng khai thác cát trái phép tại các sông suối. Chính vì vậy, nếu cát nhân tạo được sử dụng phổ biến sẽ giúp bảo vệ môi trường, giảm tình trạng khai thác cát trái phép, giảm sạt lở đất nông nghiệp.


Cát tự nhiên ngày càng khan hiếm thì sản phẩm cát nhân tạo chính là giải pháp thay thế, góp phần làm giảm tình trạng khai thác cát trái phép, ảnh hưởng đến môi trường và gây sạt lở bờ sông.
 
Ông Nguyễn Thành Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Điện Biên cho biết, hiện nay Sở đang phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ nghiên cứu sử dụng cát nghiền thay thế cát tự nhiên trong sản xuất vữa và bê tông cho các công trình xây dựng tỉnh Điện Biên. Về lâu dài, chúng tôi tiếp tục hướng dẫn các nhà đầu tư lập dự án đầu tư khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng lựa chọn quy mô, công suất phù hợp với từng địa bàn, đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Cát nhân tạo có nhiều đặc điểm nổi trội hơn cát tự nhiên như có thể điều chỉnh mô-đun độ lớn và tỷ lệ thành phần hạt theo từng yêu cầu cấp phối cho các loại bê tông khác nhau. Cát nghiền nhân tạo có tỷ lệ thành phần hạt ổn định, độ góc cạnh lớn hơn cát tự nhiên, lượng hạt dẹt ít hơn đá mạt và có thể kiểm soát được lượng tạp chất gây hại đối với bê tông như bùn, sét…Lợi ích lớn nhất của sử dụng cát nghiền nhân tạo thay thế cát tự nhiên sẽ hạn chế việc khai thác cát tự nhiên tại các dòng sông, suối, giảm mức độ ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đồng thời, sản xuất cát nhân tạo sẽ chủ động được nguồn cung đáp ứng nhu cầu tại chỗ, đảm bảo tiến độ các công trình xây dựng, giảm chi phí vận chuyển, giá thành thấp.

Mặc dù có nhiều đặc điểm nổi trội nhưng thực tế hiện nay rất khó đưa cát nhân tạo vào các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Bởi vì hiện nay, cát nghiền nhân tạo đang thiếu hầu như mọi điều kiện cần thiết để có thể được sử dụng rộng rãi. Hiện nay toàn tỉnh có 3 - 4 đơn vị khai thác mỏ đá có lắp đặt dây chuyền sản xuất cát nghiền nhân tạo. Tuy nhiên, chỉ có 1 đơn vị cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, các đơn vị còn lại chưa sản xuất được đa dạng sản phẩm, chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định. Chính vì vậy, cát nghiền nhân tạo hiện nay chủ yếu được đưa vào sản xuất bê tông, gạch không nung, cấp phối bê tông… việc đưa cát nhân tạo vào công trình xây dựng hầu như không có. Ðến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa có lộ trình, hành lang pháp lý để bắt buộc chủ đầu tư xây dựng phải sử dụng cát nghiền nhân tạo. Bên cạnh đó, do chưa phổ biến và thiếu hành lang pháp lý nên công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng thay thế cát tự nhiên bằng cát nhân tạo còn hạn chế nên người dân vẫn giữ thói quen sử dụng cát tự nhiên trong các công trình xây dựng.

Bên cạnh đó, đối với các công trình vốn Nhà nước, 100% các huyện, thị xã, thành phố đều đang sử dụng cát tự nhiên, chưa có công trình nào sử dựng cát nhân tạo. Ông Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc Ban Quản lý Dự án các công trình huyện Điện Biên Đông cho biết, hiện nay, 100% công trình xây dựng trên địa bàn huyện đều sử dụng cát tự nhiên. Ðối với cát nhân tạo, nếu thời gian tới các sở, ngành liên quan ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn lộ trình thực hiện việc đưa cát nhân tạo vào thay thế cát tự nhiên trong các công trình xây dựng thì Ban sẽ nghiên cứu và sử dụng cho phù hợp với thực tế địa phương.

Với thực trạng cát tự nhiên ngày càng khan hiếm thì sản phẩm cát nhân tạo chính là giải pháp hữu hiệu thay thế, đồng thời sẽ góp phần làm giảm tình trạng khai thác cát trái phép, ảnh hưởng đến môi trường và gây sạt lở bờ sông. Việc sử dụng cát nghiền trong xây dựng cũng là xu hướng tất yếu, phù hợp với định hướng phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.

ximang.vn (TH/ Báo TN&MT)

 

Các tin khác:

Thái Bình: Hướng tới mục tiêu loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất VLXD lạc hậu ()

Thị trường vật liệu xây dựng có dấu hiệu dậm chân tại chỗ ()

Giá trị xuất khẩu sắt thép suy giảm 3 tháng liên tiếp ()

Bất động sản suy yếu khiến thị trường VLXD trầm lắng ()

Tiền Giang: Nguồn cung cát xây dựng thiếu hụt do không cấp phép khai thác ()

Thị trường thép trong nước kỳ vọng khởi sắc giai đoạn cuối năm ()

Hải Dương: Nhộn nhịp thị trường vật liệu xây dựng ()

Sản lượng khai thác và chế biến cát trắng silic và cát vàng chỉ đạt khoảng 30% công suất ()

Thị trường thép được dự báo sẽ sôi động trong 3 tháng cuối năm ()

Đắk Nông: Công trình "đội" vốn vì giá vật liệu tăng cao ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?