Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động thị trường

Sản xuất, tiêu thụ xi măng: Tăng sức ép cạnh tranh

05/08/2010 12:01:26 PM

Cạnh tranh trong ngành xi măng ngày càng trở nên quyết liệt khi cung đã thừa xa so với nhu cầu trong nước.

Sau nhiều năm đầu tư tuân thủ theo quy hoạch phát triển ngành xi măng, tới năm 2010, sản xuất xi măng trong nước đã đáp ứng được nhu cầu về tiêu thụ trong nước và có khoảng 2-3 triệu tấn dành cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp xi măng phải đối mặt với sức ép cạnh tranh trên các mặt chất lượng, giá cả và dịch vụ sau bán hàng. Cũng không chỉ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nội địa mà xi măng trong nước còn phải cạnh tranh quyết liệt với xi măng nhập khẩu.

Ông Nguyễn Văn Học, Trưởng phòng Giá xây dựng, Viện Kinh tế Xây dựng cho biết, trong cơ cấu giá thành công trình xây dựng, vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng thường chiếm tỷ trọng khoảng 70-75%, còn lại là chi phí nhân công, máy móc và chi phí khác. Với cơ cấu giá thành này, cộng với sự gia tăng trong đầu tư của toàn xã hội cho xây dựng cơ bản, nên nhu cầu về tiêu thụ xi măng cũng tăng tương ứng. Đây là điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng và các loại vật liệu xây dựng trong nước.

Tuy nhiên, xi măng trong nước cũng đang phải cạnh tranh với xi măng ngoại khi giá bán xi măng trong nước đang tăng lên do tác động của nhiều yếu tố, khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh giá, tăng trung bình từ 50.000 – 70.000 đồng/tấn.

Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), đơn vị đang nắm giữ 40% thị phần xi măng cả nước cho hay, dù có tăng giá, nhưng xi măng vẫn là mặt hàng có tốc độ tăng giá ở mức “chấp nhận được” khi so với mức tăng giá của thép xây dựng, nên  khả năng cạnh tranh vẫn tương đối ổn. Nhưng cũng cần phải nhắc thêm rằng, cùng với tốc độ tăng giá ở mức còn “chấp nhận được” đó, các nhà máy xi măng đều được đầu tư công nghệ hiện đại, nhất là những nhà máy đang hoạt động thuộc Vicem  đã khấu hao gần hết, nên cũng thuận lợi trong quá trình cạnh tranh.

Dẫu vậy, việc điều chỉnh tăng giá xi măng “nội” cũng là cơ hội cho xi măng nhập khẩu. Ghi nhận từ thị trường cho thấy, tại một số địa phương thời gian gần đây đã xuất hiện xi măng nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc với giá bán thấp hơn xi măng trong nước từ 10-15%. Thực tế này khiến các nhà sản xuất trong nước bị chia sẻ thị phần và cảnh báo nguy cơ bị cạnh tranh quyết liệt nếu  doanh nghiệp trong nước chuẩn bị không tốt về nguồn hàng, chất lượng, hệ thống phân phối.

Ông Học cũng thừa nhận, so với xi măng nhập khẩu của Trung Quốc và Thái Lan, giá xi măng trong nước cao hơn. Nhưng các nhà sản xuất nội địa có thể không phải quá e ngại trước tình trạng nhập khẩu xi măng tại một số tỉnh bởi chắc chắn những công trình lớn, sử dụng vốn nhà nước, tiêu thụ nhiều vật liệu sẽ không dùng loại xi măng này. Nhất là khi phần lớn xi măng nhập khẩu là theo đường tiểu ngạch và chất lượng chưa được kiểm định.

Nhưng dù câu chuyện cạnh tranh của xi măng trong nước với xi măng nhập khẩu  chưa phải là vấn đề  lớn với các nhà sản xuất, vì chưa có nhiều đơn vị đứng ra nhập khẩu xi măng về bán thì cạnh tranh vẫn là điều cảnh báo với các doanh nghiệp xi măng trong nước. Với thực tế của nhiều ngành hàng, nếu các doanh nghiệp trong nước không xây dựng hệ thống phân phối bài bản, phấn đấu giảm tiêu hao nguyên nhiên vật liệt để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm thì không phải sản phẩm xi măng nội nào cũng đứng vững trước sự cạnh tranh của xi măng ngoại. 

Còn hiện tại, với tốc độ đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng hiện nay và như dự báo của Bộ Xây dựng, thì cuối năm nay, năng lực sản xuất xi măng trong nước sẽ dư thừa từ 2-3 triệu tấn so với nhu cầu. Còn đến năm 2011, khi có thêm 12 dây chuyền sản xuất xi măng mới đi vào khai thác, sản lượng xi măng thừa so với nhu cầu lúc đó sẽ lên tới 8 triệu tấn.

Chính bởi thực tế này nên chuyện tìm đường xuất khẩu của xi măng nội đã được nhiều doanh nghiệp chú trọng thời gian gần đây. Nhưng lối thoát này cũng không dễ dàng khi mới chỉ có một số doanh nghiệp như Công ty Xi măng Hà Tiên hay Công ty Xi măng Cẩm Phả là bước đầu khai phá được thị trường với kim ngạch còn khiêm tốn.

Vì vậy, cạnh tranh trong ngành xi măng cũng được dự báo sẽ còn rất quyết liệt khi một, hai năm tới nhiều dự án xi măng cùng đi vào hoạt động và cung tiếp tục bỏ rất xa cầu.

Theo Báo Xây dựng

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?