Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Biến động giá

Quảng Nam: Giá cát xây dựng tăng đột biến

01/07/2017 10:59:03 AM

Chỉ trong vòng mấy ngày qua, giá cát xây dựng tại Quảng Nam đã tăng đột biến trên thị trường do nhu cầu cao và nguồn cung khan hiếm.


Cát tăng giá sẽ khiến cho chi phí các công trình xây dựng tăng theo. 

Giá tăng từng ngày

Chiều ngày 28/6, khảo sát giá cát xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, chủ một cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng ở phường Phước Hòa (TP.Tam Kỳ) cho biết, giá cát đang tăng mạnh. Cụ thể, giá cát xây, cát tô được bán ra tại cửa hàng này ở mức 190.000 đồng/m3, cát đúc 210.000 đồng/m3. Chủ cơ sở này cho biết, giá cát tăng nhanh vì nhu cầu xây dựng đang tăng cao vào thời điểm này.

Ngoài ra, nguồn cung cát rất hiếm, doanh nghiệp này chuyên mua cát được khai thác, tập kết ở Duy Xuyên nhưng mấy ngày qua không thể liên hệ thu mua. Trao đổi với ông Nguyễn Thành - một người dân đang xây nhà ở đường Phan Châu Trinh (TP.Tam Kỳ) cho biết, ngày 25/6, cát xây, cát tô được mua với giá 130.000 đồng/m3, còn cát đúc có giá 140.000 đồng/m3. “Nhà đang xây của gia đình tôi còn nhiều giai đoạn nữa mới hoàn thiện. Chúng tôi rất lo lắng, với đà tăng đột biến của giá cát thì chắc chắn chi phí xây nhà sẽ vượt dự kiến” - ông Thành nói.

Tiếp tục tìm hiểu giá cát, tiếp cận một khu vực tập kết cát nằm trên đường Nguyễn Hoàng (TP.Tam Kỳ). Trên diện tích chừng vài héc ta, cát các loại được bố trí theo từng khu vực riêng lẻ. Xe xúc hoạt động liên tục, ngay thời điểm nhá nhem tối của ngày 28/6 cũng không nghỉ. Một công nhân tên Tân cho biết, cát xây dựng đang khan hiếm. Không ít đầu mối cung cấp cát xây dựng không tìm được mối mua. “Thiếu cát nên từ người mua lẻ cho đến đại lý phân phối cấp 3 đều tìm đến đây mua cát. Chúng tôi bắt buộc phải hoạt động không ngơi tay từ sáng sớm cho đến tối mịt” - anh Tân nói.

Sáng ngày 29/6, tiếp cận chủ bãi tập kết cát này là một doanh nghiệp kinh doanh vật liệu lớn trên địa bàn TP.Tam Kỳ. Bà Ph. (chủ doanh nghiệp này) cho biết: “Các cán bộ của ngành tài nguyên - môi trường mới có thông báo là phải siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản. Nguồn cung cát hiếm lắm, rất khó đủ để đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn. Đến ngày 1/7, sẽ niêm yết giá lần nữa. Còn bây chừ cát đúc tại bãi có giá 220.000 đồng/m3 còn cát xây, tô đã có giá 200.000 đồng/m3 rồi” - bà Ph. nói. Cũng trong sáng 29.6, liên hệ trở lại với một số cửa hàng kinh doanh vật liệu trên địa bàn TP.Tam Kỳ, các chủ cửa hàng đều cho biết, giá cát xây dựng trong ngày 29/6 sẽ tăng thêm so với ngày 28/6.

Khó ổn định cung - cầu

Theo Sở Xây dựng, cán cân cung - cầu cát chênh lệch vào thời điểm này. Hiện tại, nguồn cung cát tại Quảng Nam mới chỉ đáp ứng được 70 - 80% nhu cầu xây dựng. Ông Thái Hoàng Vũ - Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, UBND tỉnh đang chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ tài nguyên cát. Trước mắt là đánh giá trữ lượng, tình hình khai thác cát tại các mỏ, các tuyến sông trên địa bàn.

Cùng với đó là tính toán nhu cầu cát cần cho xây dựng tại Quảng Nam vào các thời điểm khác nhau. “Tỉnh đang rà soát lại quy hoạch khai thác, sử dụng cát xây dựng. Có thể khai thác được bao nhiêu mà không ảnh hưởng đến môi trường, dòng chảy ở các lưu vực sông, tránh sạt lở bờ sông? Nhu cầu sử dụng cát cho các công trình xây dựng, nhà ở, các nhu cầu dân sinh và xã hội khác bao nhiêu là đảm bảo, từ nay cho đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030? Các bến bãi được cấp phép và không cấp phép hoạt động cụ thể thế nào trong thời gian gần đây cũng là vấn đề đặt ra. Rõ ràng rất cần đảm bảo cán cân cung - cầu cát xây dựng tại Quảng Nam” - ông Thái Hoàng Vũ nói.

Sở Xây dựng cho rằng, quan điểm của tỉnh là hạn chế đến mức tối thiểu việc cung cấp cát xây dựng ra ngoài địa bàn tỉnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để nguồn cát hợp lệ từ nhiều nơi vận chuyển đến Quảng Nam. Tuy nhiên, cái khó là không dễ kiểm soát hết các tuyến đường đi của cát. Việc vận chuyển trái phép cát từ Cửa Đại (TP.Hội An) ra TP. Đà Nẵng trong thời gian qua là ví dụ. Để tiết kiệm nguồn tài nguyên, Quảng Nam không cho phép dùng cát xây dựng để san lấp mặt bằng. Việc này cũng không dễ ở chỗ rất nhiều công trình, dự án nhỏ, nhà xây dựng tư nhân đều sử dụng cát tô, cát xây để san nền.

Ông Thái Hoàng Vũ cũng cho rằng, có sự chồng chéo trong quản lý cát xây dựng tại Quảng Nam, công tác này được giao đồng thời cho các Sở TN&MT, Xây dựng, Công an tỉnh, các địa phương cấp huyện, thành phố, thị xã, chính quyền cơ sở. Cát khi ở lòng sông thì gọi là khoáng sản do ngành tài nguyên quản lý, còn khi được đưa lên mặt nước thì đã là vật liệu xây dựng do ngành xây dựng kiểm soát. Việc kiểm tra, thanh tra cát cũng gặp khó do có nhiều ngành cùng tham gia, khó chủ động kế hoạch. Thực tế cho thấy, qua thanh tra, kiểm tra, các đơn vị thi công đều có hóa đơn, chứng từ khẳng định nguồn cát xây dựng là hợp lệ về xuất xứ. Đáng nói ở chỗ, nguồn cát hợp lệ đó không chắc chắn đảm bảo cát được xây dựng từ nguồn cát chính thống hay cát được khai thác lậu.
 
Quỳnh Trang (TH/ Báo Quảng Nam)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?