Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bất động sản

Thị trường BĐS 2012: Còn nhiều khó khăn

16/02/2012 11:51:56 AM

Nhiều chuyên gia dự báo năm 2012 vẫn là năm “hạn” của BĐS. Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn trong giai đoạn khó khăn, tăng trưởng kinh tế chậm, tiếp tục thắt chặt tín dụng, giới đầu tư rút lui là những trở ngại lớn cho khả năng phục hồi của thị trường này.

Trong dự báo về thị trường BĐS của các nhà tư vấn lâu năm như Savills Việt Nam, CBRE, Night Frank đều có chung nhận định về khả năng phục hồi chậm của thị trường BĐS, ít nhất là trong năm 2012 vẫn chưa có những dấu hiệu khả quan.



Tình trạng thiếu hụt nguồn vốn trầm trọng là nguyên nhân chính khiến cho thị trường BĐS TP.HCM sút giảm. Theo phân tích của TS Lê Xuân Nghĩa - Phó chủ nhiệm Ủy ban Giám sát tài chính - tiền tệ Quốc gia, sự phụ thuộc quá lớn vào hệ thống tín dụng ngân hàng của BĐS khiến cho thị trường bị tác động mạnh khi chính sách này bị can thiệp. Từ những dự án lớn đến dự án nhỏ đều phụ thuộc lớn vào nguồn vốn từ ngân hàng. Liên tục 6 năm qua, tín dụng BĐS của TP.HCM luôn vào khoảng 49% tổng tín dụng BĐS của cả nước. Dẫn đến, tính thanh khoản của thị trường BĐS tại TP.HCM phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.

Dấu hiệu đáng mừng nhằm trấn an cho giới BĐS khi Ngân hàng nhà nước sẽ có thay đổi nhỏ đối với tín dụng cho BĐS. Nếu trước đây tính BĐS vào phi sản xuất, thì năm 2012 sẽ được xem xét lại cho phù hợp hơn. Chẳng hạn, trong năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép được cho vay mua nhà để ở, bảo đảm an sinh xã hội như là xây nhà cho công nhân thuê, nhà xã hội... thì năm 2012 sẽ cho vay thêm đối với đối tượng hoàn thiện công trình nhà ở trong năm. Ngoài ra, những người vay mua nhà để ở cũng sẽ được cân nhắc, xem xét. Ðáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét đối với một số khoản nợ BĐS do DN có thể gặp khó khăn trong thời buổi thắt chặt tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước sẽ có hướng dẫn cho các tổ chức tín dụng thực hiện tái cơ cấu lại nợ đối với những DN để họ đỡ áp lực tài chính với DN và ngân hàng. Việc tái cấu trúc lại những khoản vay đó có thể giúp họ tháo gỡ được khó khăn.

Tuy nhiên theo chuyên gia TS Đinh Thế Hiển, chính sách và giải pháp của Chính phủ trong năm 2012 vẫn thiên về kiểm soát tiền tệ, chuyển hướng dòng vốn vào khu vực nông nghiệp và sản xuất, hạn chế dòng vốn vào BĐS với mức tăng trưởng tín dụng dự kiến trong khoảng 15 - 17%. Trong khi các ngân hàng sẽ tiếp tục xử lý nợ xấu BĐS, các DN khó có hy vọng được vay tiếp.

Các DN đang hy vọng vào tình hình kinh tế sẽ khả quan vào giữa năm 2012, khi đó thị trường BĐS sẽ khởi sắc. Điểm sáng của thị trường BĐS năm 2012 được dự báo là phân khúc trung bình thấp và giá rẻ. Tuy nhiên, các DN cũng phải lường được nguồn cung, nếu làm ồ ạt, nguồn cung quá nhiều, rất có thể sẽ lại làm cho chính các chủ đầu tư gặp khó khăn.

Trong Chiến lược phát triển nhà ở mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi cuối năm 2011 cũng đã đề xuất nghiên cứu hoàn thiện về tài chính - tín dụng theo hướng mở rộng nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn; hoàn thiện mô hình hoạt động của Quỹ phát triển nhà ở, thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho vay thế chấp đối với lĩnh vực phát triển nhà ở; hoàn thiện chính sách thuế liên quan đến quản lý, sử dụng và phát triển nhà ở.

Đó cũng chính là mong mỏi của xã hội khi chứng kiến thời gian qua nguồn vốn xã hội đã đổ vào BĐS đầu cơ quá lớn, cộng với việc lên giá quá cao nhiều năm làm cho giá BĐS vượt quá khả năng mua của người mua sử dụng, nên chỉ lòng vòng ở khâu mua bán với nhau kiếm lời. Nguyên nhân việc quản lý tín dụng chưa tốt để cho khâu đầu cơ lên quá mức.

Tín dụng BĐS tiếp tục bị siết chặt

Ông Nguyễn Đồng Tiến - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa cho biết, năm 2012, NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ theo hướng bảo đảm các mục tiêu mà Chính phủ và Quốc hội đã đề ra, theo đó kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức 15 - 17%, tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng điều chỉnh cơ cấu tín dụng và nâng cao hiệu quả tín dụng, tập trung vốn cho SXKD, khu vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp chế biến và DN vừa và nhỏ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất và lĩnh vực không khuyến khích trong đó có đầu tư, kinh doanh BĐS. Thống đốc NHNN vừa ban hành chỉ thị yêu cầu kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích so với tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng trong suốt cả năm 2012 tối đa là 16%. Cho vay BĐS cũng bị xếp vào nhóm này, tuy nhiên vẫn được loại trừ một số phân khúc nhất định (xây nhà để bán, cho thuê cho người TNT, CNLĐ tại các KCN). NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng rà soát lại các khoản cho vay liên quan đến việc một số nhà đầu tư BĐS vỡ nợ trong thời gian qua, chủ yếu tại Hà Nội và TP.HCM. (Nguyên Hương)

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?