Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bất động sản

DN kinh doanh BĐS “xuống giá” để cứu mình

08/06/2012 3:16:49 PM

Trước thông tin tích cực từ việc hạ trần lãi suất của Ngân hàng về 9% trong vài ngày tới, nhiều DN BĐS đã tỏ ý lạc quan. Có thể cánh đồng BĐS chưa được tưới cơn mưa tiền tệ này ngay, nhưng những thành phần kinh tế khác được tiếp sức sẽ phần nào tác động thuận lợi tới địa ốc. Tuy nhiên, hàng tồn vẫn quá nhiều, sức cầu vẫn đì đẹt, DN đang tính đường lao giá xuống dốc.




Giá đã giảm


Quý II 2012 đang dần trôi qua nhưng bức tranh địa ốc vẫn nguyên màu xám bất chấp những kỳ vọng nhỏ nhoi của giới DN BĐS. Từ đầu năm, ngay cả trong những cuộc hội thảo, họp báo, giới thiệu công bố ra mắt dự án, cho tới câu chuyện chia sẻ của giới kinh doanh địa ốc, đều xuất hiện tâm lý chán nản và đuối sức. Chán nản bởi giá đã giảm kịch sàn, chạm đáy (theo lời lãnh đạo các đơn vị này) mà hàng vẫn ế, khách vẫn chỉ đến tham khảo rồi…không quay lại. Đuối sức vì lãi suất ngân hàng vẫn tiếp tục đeo đẳng kế hoạch hàng tháng của đơn vị, trong khi lượng vốn dự phòng đã sử dụng gần hết để duy trì hoạt động công ty. Điển hình tại một số dự án đình đám như Kim Chung Di Trạch về mức 22-32 triệu đồng/m2, Bắc Quốc lộ 32 giảm trung bình xuống còn 30-35 triệu đồng/m2, Dương Nội còn 36-40 triệu đồng/m2, Gleximco chỉ từ 38- dưới 44 triệu đồng/m2, Văn Khê giá bao gồm xây thô, hoàn thiện cũng chỉ còn khoảng 70 triệu đồng/m2…

Minh chứng cụ thể hơn nữa cho khó khăn của thị trường BĐS, là việc nhiều doanh nghiệp dịch vụ BĐS tiếng tăm từ chỗ đợi “bán buôn” cho các nhà đầu tư (thứ cấp) nay phải chấp nhận đi chào mời đến từng khách lẻ nhằm buôn tận gốc – bán tận ngọn cũng như tiết giảm chi phí môi giới.

Nhưng chưa đủ thuyết phục

Một số chuyên gia cho rằng trong bối cảnh địa ốc ảm đạm như hiện nay, chuyện nhà đầu tư rút tiền về, chấp nhận lỗ là điều dễ hiểu. Bài học từ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cho thấy năm 2009, trong khi thị trường lao dốc, tập đoàn này đã phá giá căn hộ để đẩy hàng nhanh và thực tế họ đã thành công. Do đó, các chuyên gia nhấn mạnh dự án cao cấp phải giảm giá tới 50%, căn hộ bình dân hạ 30% mới có thể kích cầu. Đặc biệt, các dự án BĐS phù hợp với nhu cầu ở thực của đại bộ phần khách hàng (có mức thu nhập tầm trung) phải chấp nhận giảm giá mạnh mới mong xả hàng thành công. Đồng tình quan điểm trên, ông Phạm Sĩ Liêm, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho hay thị trường không có khách mua, song giá nhà vẫn còn cao. Mặc dù khẳng định, môi giới là tác nhân quan trọng khiến cung gặp cầu, song theo ông Liêm, đây cũng chính là nguyên nhân thổi giá địa ốc.

Thực tế, 6 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp BĐS trong đó có cả các đơn vị có tên tuổi trong “làng” BĐS luôn “than thở” vì giá đã giảm tối đa, không thể giảm thêm nữa vì DN đang chấp nhận “lỗ vào thịt mình” để tự giải cứu. Nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu phải chấp nhận hạ giá thấp, phá giá để giải phóng “hàng tồn kho”, quay vòng vốn doanh nghiệp cũng nên cân nhắc để kích thích khách hàng mở hầu bao. Không chỉ vậy, cú sốc từ việc Hoàng Anh Gia Lai tiên phong trong việc giảm giá tới 50% đã vô hình chung tạo tâm lý “cứ để xem đã” cho khách hàng đang có ý định mua BĐS. “Họ - DN BĐS cứ kêu lỗ, không giảm được giá nữa, nhưng để rồi xem trong vài tháng nữa kiểu gì giá cũng giảm tiếp. Đợi tới lúc đó mua cũng chưa muộn…” – ông Sơn, một cán bộ hưu trí đang theo dõi rất sát biến động giá BĐS tại Hà Nội để mua nhà cho con trai lấy vợ chia sẻ.

Tình thế đã rất cấp bách, nếu DN vẫn cố đấm ăn xôi và không chịu chấp nhận lỗ “thực”, thì cửa thoát hiểm cho họ sẽ rất hẹp hoặc việc phá sản, phát mãi tài sản (vì nợ đọng ngân hàng) sẽ không còn xa.

Ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam: Xét trung và dài hạn, khoảng 2-5 năm tới, thị trường sẽ bội thực nguồn cung nhưng thực tế trong ngắn hạn Hà Nội vẫn thiếu những căn hộ có thể ở được ngay. Đây cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp BĐS giảm giá về mức mà người tiêu dùng chấp nhận được.

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?