Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bất động sản

“Bong bóng” tín dụng BĐS vẫn có thể xảy ra trong tương lai

20/07/2015 1:08:37 PM

Theo nhận định của các chuyên gia, trong tương lai, tình trạng “bong bóng” tín dụng bất động sản (BĐS) vẫn có thể xảy ra, nếu ngân hàng lại cho vay quá ồ ạt như đã từng xảy ra vào thời kỳ 2005-2010. Vì thế, việc đẩy vốn vào BĐS phải có sự kiểm soát chặt chất lượng cho vay, vì rủi ro đối với lĩnh vực này luôn tiềm ẩn lớn.

Để tránh rủi ro nợ xấu có thể tăng lại và hướng tới mục tiêu đến cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng còn ở mức dưới 3% mà NHNN đã đặt ra, nhiều ngân hàng đã giảm cho vay những ngành nghề nhiều rủi ro và tập trung tăng trưởng huy động vốn trong những tháng gần đây. Các ngân hàng hạn chế cho vay các dự án BĐS vì lo lắng có nợ xấu tăng thêm. Ngay cả gói cho vay mua nhà để ở hoặc sửa chữa nhà cũng không được nhiều ngân hàng khuyến khích dù điều này khiến cho các ngân hàng không đủ chỉ tiêu tín dụng trong năm và ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh.

Bên cạnh các Bộ, ngành tham gia vào việc kiểm soát việc đầu cơ, làm giá trên thị trường bất động sản, trong thời gian gần đây các ngân hàng cũng đang tham gia vào quá trình này một cách tích cực hơn. Cơn sốt từ trước năm 2010 của BĐS có thể cho thấy, ngoài nguyên nhân từ hiện tượng lướt sóng, làm giá, đầu cơ, ngân hàng cũng có lỗi do khá dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho lĩnh vực này. Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ diễn ra hồi tháng 6 năm 2015 vừa qua, để kiểm soát nguồn vốn tín dụng với các lĩnh vực cho vay rủi ro nói chung và lĩnh vực BĐS nói riêng, NHNN được Chính phủ yêu cầu tập trung tín dụng vào lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, đặc biệt là các lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên; kiểm soát gắt gao khi cho vay đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (dự án thu hồi vốn thời gian dài, BĐS,...).



Mặc dù tăng khá nhanh trong 6 tháng đầu năm 2015, tín dụng BĐS chiếm tỷ trọng nhỏ, nên chưa có nhiều lo ngại về mức tăng đó, với việc chiếm tỷ trọng 8,3% trong tổng dư nợ toàn hệ thống. Không những vậy, tín dụng BĐS trong thời gian qua không tập trung vào kinh doanh BĐS mà chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thật như: đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, hoàn thiện xây dựng các khu xây dựng nhà ở cho thuê và bán.

Bên cạnh đó, các ngân hàng đang làm chặt quá trình cho vay, đặc biệt là kể từ lúc thẩm định cho tới khâu giải ngân. Đối với cho vay mua nhà, để nguồn vốn đúng với mục đích vay, việc giải ngân ngay vào tài khoản của bên bán đất phải được ngân hàng thực hiện ngay, kể cả đối với trường hợp mua nhà ở các dự án mới và mua đất giữa các cá nhân với nhau.

Do đó, theo tác giả, dù các ngân hàng đang mạnh tay đẩy vốn cho vay, song dư nợ đối với tín dụng BĐS cũng khó tăng đột biến. Hơn nữa, hiện tại, việc kiểm soát chất lượng khoản vay và nợ xấu luôn được các ngân hàng đặt lên hàng đầu, nên khó có hiện tượng đẩy vốn một cách ồ ạt như trong 3 giai đoạn tăng trưởng nóng của BĐS vừa qua.

Các ngân hàng dưới sự quản lý của NHNN phải có cơ chế và chính sách quản lý rủi ro chặt chẽ để lường trước những rủi ro trong việc cho vay bất động sản. Do vậy, cùng với quá trình đẩy vốn cho vay lĩnh vực nhà, đất, các ngân hàng phải kiểm soát được rủi ro cũng như chứng minh được nguồn trả nợ của khách hàng. Đó cũng là lý do vì sao gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đang được giải ngân khá chậm, bởi theo các ngân hàng, với người thu nhập thấp, khả năng để trả nợ là không dễ.

Thị trường BĐS có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, liên thông và tác động rất lớn đến các loại thị trường khác, như thị trường tài chính, xây dựng, vật liệu xây dựng,... Thị trường BĐS quá "nóng" dẫn tới "sốt" hoặc quá "lạnh" dẫn tới "đóng băng" đều ảnh hưởng không tốt đến đầu tư phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân.

Phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường BĐS sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo khả năng thu hút đa dạng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển, đóng góp thiết thực vào quá trình xây dựng đô thị và nông thôn theo hướng phát triển bền vững.

ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Hà Nội: Dự báo thị trường bất động sản phân khúc thấp sôi động vào cuối năm ()

Tồn kho bất động sản giảm mạnh ()

Giá đất năm 2015 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ()

Kinh doanh bất động sản thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài ()

Bất động sản hút mạnh vốn FDI ()

Thị trường bất động sản khởi sắc nhưng chưa hết khó ()

Tồn kho bất động sản giảm ()

Dự báo thị trường VLXD tiếp tục cạnh tranh gay gắt trong năm 2015 ()

Đánh giá tổng quan thị trường bất động sản năm 2014 ()

Cuối năm thị trường bất động sản TP.HCM vẫn trầm lắng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?