Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ người tiêu dùng

Quyền lợi người tiêu dùng vẫn bị “phớt lờ”

13/07/2013 2:37:18 PM

Sau 2 năm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) có hiệu lực, nhưng trên thực tế quyền của NTD bị xâm phạm phổ biến, NTD vẫn chưa được bảo vệ theo luật định. Các vụ việc vi phạm quyền lợi NTD có xu hướng ngày càng gia tăng.

  
Người tiêu dùng được hướng dẫn nhận biết sản phẩm thật – giả

Gia tăng vụ khiếu nại về lĩnh vực dịch vụ

Từ khi bắt đầu thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi NTD (1-7-2011) nhiều ý kiến cho rằng việc đưa Luật này vào thực tiễn sẽ mang lại những kết quả thiết thực bởi cả doanh nghiệp (DN) sản xuất và NTD sẽ được bảo vệ chống lại nạn hàng gian, hàng giả và các hình thức gian lận thương mại khác. Tuy nhiên sau 2 năm thực hiện Luật này, các vụ việc vi phạm quyền lợi NTD không những giảm mà có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong đó, tỷ lệ khiếu nại nhiều nhất chính là lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ thường ngày chiếm 30%; điện tử, điện lạnh, điện gia dụng chiếm 24%; bất động sản chiếm 13%...

Luật gia Phan Thi Việt Thu - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi NTD TP. Hồ Chí Minh cho rằng: Trong hai năm qua, Văn phòng Khiếu nại của Hội Bảo vệ NTD tiếp nhận 150 vụ với nhiều ngành nghề khác nhau, chủ yếu là lĩnh vực dịch vụ, tăng khoảng 20 vụ so với trước đây. Để xảy ra các vụ khiếu nại về hàng hóa thì lỗi ở đây một phần do NTD, một phần do DN. Cụ thể, khách hàng không đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, không kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng, không đòi hỏi hóa đơn khi mua hàng. Về phía DN, sau khi nắm bắt được các "điểm yếu” của NTD thì họ tha hồ "lách” bằng cách không cung cấp thông tin đầy đủ cho NTD.

Theo luật gia Phan Thị Việt Thu, các vụ việc liên quan đến hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung gia tăng cao, trong đó NTD không được giải thích rõ trong hợp đồng… Đơn cử, để vay tiền mua xe máy 36 triệu đồng, NTD phải mua bảo hiểm cho khoản tiền vay hơn 2 triệu đồng, trả trước cho người bán xe hơn 10 triệu đồng, và phải vay của một công ty với số tiền là 28 triệu đồng trong thời hạn 24 tháng với lãi suất 5,4%. Trước khi vay, NTD hoàn toàn không hiểu điều kiện giao dịch do công ty bảo hiểm đặt ra trong hợp đồng mẫu. Họ tưởng đó là khoản bảo hiểm, nếu bị tai nạn sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường, mà không hiểu rằng đó là khoản đảm bảo cho công ty cho vay tiền trong trường hợp người vay qua đời. Không chỉ là các vụ việc liên quan đến hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung. Thời gian qua nhiều NTD khởi kiện đơn vị kinh doanh không giao nhà chung cư theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Nhưng khi nộp đơn, tòa không nhận theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD mà nhận theo án dân sự thông thường, nghĩa là yêu cầu người khởi kiện đóng án phí theo thủ tục án dân sự. Cuối cùng NTD đành bỏ ý định khởi kiện vì ngại mất thêm khoản tiền tạm ứng án phí mà không biết kết quả ra sao.

Luật "khuyết tật”, doanh nghiệp "nhờn thuốc”

Luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hồ Chí Minh khẳng định: Theo Quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi NTD. Như vậy, hàng ngàn DN đang kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải thực hiện theo quy định này. Tuy nhiên, sau 2 năm thực hiện, Cục Quản lý Cạnh tranh chỉ nhận được 138 hồ sơ đăng ký, và chỉ có 66 hồ sơ được chấp nhận. Đối với hành vi vi phạm trên, đáng lý DN không thực hiện sẽ bị phạt tiền từ 50 – 70 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay cũng chưa có trường hợp vi phạm nào bị xử lý.

Việc cơ quan chức năng không xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định của Luật dẫn đến DN "nhờn luật”; còn tình trạng DN cố tình né tránh trách nhiệm khi bị NTD khiếu nại, không chỉ không giải quyết mà còn có thái độ thách thức pháp luật, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Hiện nay, đa số các vụ khiếu nại của NTD được giải quyết bằng phương thức hòa giải (80% các vụ khiếu nại). Kết quả thực thi của phương pháp này không cao do giá trị pháp lý của biên bản hòa giải không cao. Tuy nhiên, các phương thức khác như giải quyết thông qua trọng tài, tòa án không được nhiều NTD lựa chọn vì thủ tục phức tạp, lệ phí cao, trong khi giá trị các vụ việc vi phạm quyền lợi NTD thường thấp.

Theo ĐĐK *

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?