Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ người tiêu dùng

Ngăn chặn gốm sứ nhập lậu có dễ dàng?

01/11/2012 10:15:45 AM

Cụm từ“Made in China” đang phủ sóng trên diện rộng qua các loại mặt hàng từ may mặc, thực phẩm, rau quả, đồ dân dụng… đến cả VLXD. Không chỉ sắt thép, kính mới bị sản phẩm cùng loại chèn ép mà ngay cả gốm sứ của Việt Namhiện cũng đang sản phẩm Trung Quốc cạnh tranh gay gắt.

Triển vọng sinh lời của ngành sản xuất gốm sứ đang bị thu hẹp

Theo Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam (VIBCA), Việt Namđã đứng vào top 10 nước sản xuất gốm sứ xây dựng hàng đầu thế giới. Nhưng so với Trung Quốc - nước sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất thế giới thì hàng Việt Namthật nhỏ bé. Hàng năm, Trung Quốc sản xuất khoảng gần 9 tỷ m2 gạch ốp lát và trên 100 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, chiếm gần 80% sản lượng toàn thế giới. Cung của Trung Quốc đã vượt xa nhu cầu sử dụng nội địa. Thông qua các con đường chính ngạch và tiểu ngạch, hàng gốm sứ Trung Quốc đã và đang ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam(trong khi tại nhiều nước trên thế giới đang áp thuế chống bán phá giá đối với hàng gốm sứ xây dựng Trung Quốc). Chính vì thế, hiển nhiên gốm sứ Trung Quốc nhiều đến mức áp đảo cả thị trường gốm sứ Việt Nam. Người tiêu dùng đi đâu cũng thấy hàng Trung Quốc, thậm chí, gốm sứ Trung Quốc giá cả cạnh tranh hơn cả hàng Việt Nam.


Gạch Trung Quốc “phủ sóng” khắp nơi

Tuy nhiên, tình trạng nhập tràn lan nhiều loại gốm xứ xây dựng từ Trung Quốc khiến chất lượng các sản phẩm này cũng không được kiểm soát chặt chẽ. Nhiều loại sản phẩm kém chất lượng vẫn tự do nhập lậu, gian lận thương mại về Việt Nam. Điển hình như việc DN nhập khẩu xuất trình hóa đơn mua hàng từ Trung Quốc với giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế từ 50 đến 70%, kê khai số lượng nhập khẩu ít hơn số lượng thực tế, sử dụng hóa đơn quay vòng và hợp thức hóa việc thông quan với hình thức mua sử dụng…

Mặc dù Hiệp hội gốm sứ đã kiến nghị rất nhiều lần về vấn đề tình trạng gian lận thương mại của hàng Trung Quốc, tuy nhiên, tình trạng này vẫn có chiều hướng diễn biến càng nghiêm trọng. Đây cũng là lý do khiến ngành sản xuất gạch ốp lát trong nước lâm vào tình trạng khó khăn, nhiều DN đang đứng trước nguy cơ phá sản.

Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ ông Đinh Quang Huy cho biết, bình quân từ đầu năm đến thời điểm tháng 7/2012, các nhà máy gốm sứ Việt Nam khai thác bình quân 70% công tác lắp đặt. Hầu hết các đơn vị đều dừng sản xuất từ 1-2 tháng đầu năm, một phần vì bảo dưỡng máy móc, nhưng chủ yếu vì sản xuất tồn đọng, sức mua sụt giảm nghiêm trọng. Tiêu thụ, cả thị trường đô thị và nông thôn đều bị đình trệ, giá bán chỉ bằng giá của năm 2011, mặc dù mọi chi phí đều tăng. Triển vọng sinh lời của ngành sản xuất này đang ngày càng bị thu hẹp lại.

Hi vọng ở tổ liên ngành kiểm tra đầu nguồn nhập khẩu?

Trước tình trạng đáng lo ngại này, trong văn bản số 96/2002-GSXD gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 14/8/2012, Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam đề nghị Chính phủthành lập Tổ liên ngành kiểm tra đầu nguồn nhập khẩu do Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam phụ trách gồm các đại diện: Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, VCCI.


Chất lượng hàng Việt Nam không hề kém cạnh hàng ngoại

Tổ kiểm tra đầu nguồn sẽ định kỳ đến các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc theo đề nghị của chủ hàng nhập khẩu Việt Nam, hoặc chủ hàng xuất khẩu trực tiếp Trung Quốc để kiểm tra theo tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam. Mọi chi phí cho đợt kiểm tra do bên nhập khẩu (Việt Nam) hoặc bên xuất khẩu trực tiếp (Trung Quốc) chịu. Đồng thời, VIBCA cũng kiến nghị hàng gốm sứ xây dựng chỉ được nộp thuế thông quan khi hội đủ điều kiện của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Trước đề nghị của Hiệp hội Gốm sứ xây dựng tại công văn số 9186/BCT-QLCT ngày 27/9/2012 về việc thành lập Tổ liên ngành kiểm tra đầu nguồn nhập khẩu đối với mặt hàng gốm sứ xây dựng, Bộ Công Thương đã cho biết: Chính phủ và Bộ Công Thương hoàn toàn nhất trí với đề xuất này. Việc thành lập Tổ liên ngành kiểm tra đầu nguồn nhập khẩu đối với mặt hàng gốm sứ xây dựng là cần thiết, quan trọng nhằm ngăn chặn gốm sứ nhập lậu vào thị trường Việt Nam, bảo vệ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh. Đồng thời giúp quản lí chặt chẽ hơn chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng gốm sứ.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng vẫn cần cân nhắc thời điểm thích hợp để thành lập Tổ công tác. Và để chuẩn bị cho công tác kiểm tra (sau này) đáp ứng được những yêu cầu đề ra, Hiệp hội Gốm sứ xây dựng cần tiếp tục nghiên cứu và có báo cáo chi tiết, đầy đủ đánh giá về tác động của hàng gốm sứ xây dựng nhập khẩu từ Trung Quốc; nghiên cứu và xác định tiêu chuẩn chất lượng đối với mặt hàng gốm sứ xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm nội địa trước hàng gốm sứ nhập khẩu kém chất lượng. Ngoài ra, cầnnghiên cứu, có đề xuất chi tiết trọng tâm, trọng điểm về địa bàn, đối tượng cần kiểm tra để kiến nghị cụ thể với các cơ quan quản lí Nhà nước.

Việc kiểm tra như vậy sẽ nắm được các thông tin cần thiết nên hạn chế được lượng xuất khẩu trực tiếp từ Trung Quốc vào Việt Nam và đặc biệt là sàng lọc tạo dựng được các nhà nhập khẩu chuyên nghiệp Việt Nam để thiết thực bảo vệ ngành sản xuất gốm sứ xây dựng Việt Nam - Hiệp hội Gốm sứ xây dựng cho biết.

Theo VIBCA, trong 7 tháng đầu năm 2012, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng gạch và sứ vệ sinh vào khoảng 26,59 triệu USD thì nhập khẩu gạch từ Trung Quốc chiếm tới 23,074 triệu USD, nhập khẩu sứ vệ sinh khoảng 888.000 USD. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu trên còn chưa tính tới nhập khẩu qua đường tiểu ngạch và hàng lậu biên giới.

Theo TS Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam thì, hiện naycác loại VLXD Việt Nam sản xuất như xi măng, sắt, thép, gốm sứ, kính xây dựng đều đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước, thậm chí dư thừa.Chất lượng các sản phẩm cũng không thua kém các nước khác nhưng sản phẩm của Trung Quốc vẫn tràn vào Việt Nam bằng nhiều hình thức: nhập lậu,công trình thiết bị nhập khẩu cung cấp theo hợp đồngtổng thầu EPC. Nhà thầu không dùng vật liệu của ViệtNammà tìm cách "lách luật" để nhập vật liệu từ Trung Quốc.

Theo baoxaydung

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?